Ngày 17/6 vừa qua, Airspeeder - một công ty được thành lập và chuyên sản xuất các dòng ô tô bay bằng điện (hợp tác cùng eVTOL), vừa ra thông báo rằng họ đã khởi động bay thành công cho một chiếc Airspeeder của mình. Đây cũng chính là chuyến bay đầu tiên trong lịch sử của một mẫu xe hơi bay được thực hiện thành công.
Chiếc Airspeeer Alauda Aeronautics Mk3, một chiếc xe có thiết kế và hoạt động như một “trực thăng đa cánh quạt” eVTOL không người lái, đã được chọn và được điều khiển từ xa, thực hiện chuyến bay đầu tiên băng qua sa mạc Nam Úc. Bên cạnh đó, dòng Alauda Aeronautics Alauda Mk4 sẽ là dòng xe mở đường cho cuộc đua ô tô bay đầu tiên, nằm trong quá trình hiện thực hoá ô tô bay của Airspeeder vào cuối năm nay, khi công ty đặt mục tiêu khởi động một cuộc “đua” ô tô bay điện được điều khiển từ xa, gọi là EXA.
Công ty cho biết, trước hết, cuộc đua EXA sẽ được tổ chức với bao gồm "tối đa bốn đội đua, mỗi đội bao gồm 2 phi công thực hiện điều khiển từ xa cho xe”. Hoạt động này sẽ được Airspeeder đánh giá như một loạt các thử nghiệm đối với các dòng ô tô bay chạy bằng điện. Airspeeder trước đó cũng đã tuyên bố sẽ bắt đầu "cuộc đua đầu tiên trên thế giới dành cho ô tô điện bay có người lái”, và giải đua này sẽ được tổ chức sớm nhất vào năm 2022.
Đua ô tô bay điều khiển từ xa
Trong giải đua EXA, các “phi công” điều khiển Alauda Aeronautics Mk3 đứng tại trạm điều khiển sẽ được quan sát thông qua một màn hình được gắn gần trạm. Giải đua này sẽ đóng vai trò như một “sân chơi” để Airspeeder thử nghiệm các công nghệ như công nghệ LiDAR và “Tầm nhìn máy - Machine Vision” trên hệ thống ô tô bay bằng điện, sau đó, chúng sẽ được triển khai trên các cuộc đua trên các mẫu xe có người lái.
Alauda Aeronautics Mk3 chỉ nặng 220 pound (100kg), được tích hợp hệ thống truyền động điện 96 kW, cho phép xe đạt vận tốc tối đa 201 km/h. Airspeeder cũng cho biết, ô tô bay eVTOL có phần thân "làm từ sợi carbon” sẽ hỗ trợ quá trình thay pin pit-stop chỉ trong 20 giây.
Theo Interestingengineering, Cnet