Diễn biến cho thấy có nhiều yếu tố bất lợi ập đến trong đó thoả thuận hạt nhân với Iran bị đình trệ trong khi Mỹ và châu Âu đang xem xét cấm nhập khẩu dầu Nga khiến cho giá dầu tăng vọt.
Sự chậm trễ trong việc kết thúc các cuộc đàm phán hạt nhân Iran và sự “khan” dầu đã đẩy giá dầu trong phiên giao dịch tuần mới “leo dốc” hơn 10 đô la Mỹ. Theo oilprice, lúc 6 giờ 20 phút (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ được giao dịch ở mức 126,4 đô la/thùng, tăng 10,45 đô la, tương đương 9,03%.
Cùng thời điểm, giá dầu thô Brent được giao dịch ở mức kỷ lục mới 129,9 đô la/thùng, tăng 9,96%, tương đương 11,76 đô la.
Với tình hình trên, giới phân tích dự báo giá xăng bán lẻ trong nước có thể điều chỉnh lên 30.000 đồng/lít nếu không có chính sách điều chỉnh về thuế và phí với mặt hàng đặc biệt này.
Reuters đưa tin, các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran với các cường quốc thế giới đã bị sa lầy hôm 6-3 sau khi Nga yêu cầu Mỹ đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt mà nước này phải đối mặt trong cuộc xung đột Ukraine sẽ không ảnh hưởng đến thương mại của họ với Tehran.
Đáp lại yêu cầu của Nga, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các lệnh trừng phạt của nước này áp đặt lên Nga không liên quan gì đến một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng với Iran.
Tập đoàn Eurasia cho biết, các yêu cầu mới của Nga có thể làm gián đoạn các cuộc đàm phán hạt nhân mặc dù tỷ lệ thành công của cuộc đàm phán ở mức 70%.
Trong tuần trước, giá dầu thô Brent tăng 21%, kết thúc tuần giao dịch ở mức cao 118,11 đô la/thùng, trong khi giá dầu thô WTI tăng 26%, chốt tuần ở mức 115,7 đô la/thùng. Đây là những mức chốt phiên của tuần cao từng thấy của hai mặt hàng này trong vòng trên dưới 1 thập kỷ qua do Nga- nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới gặp khó khăn trong việc bán dầu trong bối cảnh các lệnh trừng phạt mới.
Tuần trước cũng là một tuần ghi nhận giá dầu chinh phục “đỉnh” mới. Ngày 3-3, dầu thô Brent chạm mốc 119,84 đô la/thùng - mức cao nhất kể từ tháng 5-2012. Dầu thô WTI xác lập đỉnh 116,57 đô la/thùng kể từ 2008.
Amrita Sen, đồng sáng lập Energy Aspects, cho biết giá dầu Brent có thể tăng lên 125 đô la/thùng trong ngày hôm nay và sẽ nhanh chóng đạt mức cao nhất mọi thời đại là 147 đô la/thùng đã xác lập năm 2008.
Các nhà phân tích của JP Morgan trong tuần trước dự đoán giá dầu có thể tăng lên 185 đô la/thùng trong năm nay. "Ý tưởng không phải là trừng phạt dầu và khí đốt vì bản chất thiết yếu của chúng nhưng dầu Nga đang bị ‘trừng phạt’ bởi các thương gia không muốn mua chúng hoặc các cảng không muốn nhận. Việc này càng kéo dài, chuỗi cung ứng càng thắt chặt", Daniel Yergin - Phó chủ tịch của S&P Global cho biết.
Ngay trước thềm hội nghị CERAWeek ở Houston bắt đầu hôm nay, Phó chủ tịch của S&P Global Daniel Yergin nhận xét, dù các lệnh trừng phạt không nhằm trực tiếp vào dầu và khí đốt nhưng dầu đang bị trừng phạt bởi các tư nhân không muốn lấy hoặc các cảng không muốn nhận. Tình trạng này kéo dài sẽ làm “khóa” chặt chuỗi cung ứng.
Nga xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu và các sản phẩm tinh chế/ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu. Một lượng không nhỏ dầu xuất khẩu của Kazakhstan từ các cảng của Nga cũng bị thị trường "tẩy chay".
Các nhà phân tích cho biết, nếu thỏa thuận hạt nhân đạt được, Iran sẽ mất vài tháng để khôi phục dòng chảy dầu. Điều đó có nghĩa là trong tương lai gần, thị trường vẫn sẽ trong tình trạng “khan” dầu nếu dầu của Nga tiếp tục bị “từ chối”.
Một nhân tố khác hỗ trợ giá dầu “leo dốc” là việc đóng cửa các mỏ dầu El Feel và Sharara của Libya khiến thị trường đến mất 330.000 thùng dầu/ngày. Theo dữ liệu năng lượng của Mỹ, Libya, một thành viên của OPEC, đã sản xuất khoảng 1,2 triệu thùng dầu thô/ngày trong năm 2021.
Các nhà phân tích tại Bank of America cho biết nếu phần lớn dầu xuất khẩu của Nga bị cắt giảm, sự thiếu hụt trên thị trường có thể lên đến 5 triệu thùng/ngày hoặc lớn hơn. Điều này đồng nghĩa giá dầu có thể tăng gấp đôi từ 100 đô la lên 200 đô la/thùng.
Các nhà phân tích dự đoán Iran phải mất vài tháng để khôi phục dòng chảy dầu ngay cả khi đạt được thoả thuận hạt nhân.
Tập đoàn Eurasia cho biết các yêu cầu mới của Nga có thể làm gián đoạn các cuộc đàm phán hạt nhân mặc dù tỷ lệ đàm phán thành công vẫn ở mức 70%.
Cũng hỗ trợ cho việc tăng giá dầu thô là việc các mỏ El Feel và Sharara của Libya đóng cửa, dẫn đến thâm hụt 300.000 thùng dầu/ngày, Tập đoàn dầu mỏ quốc gia NOC cho biết hôm 6-3. Libya, một thành viên OPEC, đã sản xuất khoảng 1,2 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2021.
Giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 do đàm phán với Iran rơi vào bế tắc. Việc dầu Iran chậm trễ quay lại thị trường trong khi Mỹ và các nước đồng minh xem xét cấm nhập khẩu dầu của Nga khiến giá dầu tăng vọt.
"Iran là nhân tố duy nhất có thể khiến giá dầu giảm vào lúc này nhưng nếu bây giờ thoả thuận với Iran bị trì hoãn, giá dầu sẽ diễn biến khó lường, đặc biệt khi dầu của Nga vẫn chưa xuất hiện trên thị trường trong thời gian dài", Amrita Sen, đồng sáng lập của Energy Aspects cho biết.
Ở thị trường trong nước, sau phiên điều chỉnh hôm 1-3, giá xăng RON 95 có giá gần 27.000 đồng/lít, giá xăng E5 RON 92 là 26.077 đồng/lít... Giá xăng dầu tăng cao không chỉ khiến người dân, các doanh nghiệp chật vật mà ngay bản thân giới kinh doanh mặt hàng này cũng mệt mỏi vì… nguồn cung chật vật, càng bán càng lỗ.
Với giá dầu thế giới tiếp tục tăng cao thì khả năng giá trong nước sẽ được điều chỉnh tăng theo nếu chính phủ và cơ quan quản lý không có biện pháp điều hành kiểm soát giá bằng việc giảm thuế và phí cho mặt hàng này.
(T/h)