Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng, cuộc cách mạng 4.0 có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động.
Mặt khác, tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai và làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó dễ dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm những công việc hoàn toàn mới khác.
Sự ra đời của "cobots", tức robot hợp tác có khả năng di chuyển và tương tác, sẽ giúp các công việc kỹ năng thấp đạt năng suất nhảy vọt. Tuy nhiên, những người bị ảnh hưởng nặng nhất có thể là lực lượng lao động có kỹ năng trung bình do sự phát triển của siêu tự động hóa và siêu kết nối, cộng với trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đáng kể đến đối tượng này.
Tuy nhiên, một nghịch lý trên thị trường lao động đang diễn ra nơi thừa lao động phổ thông, nơi thiếu lao động tay nghề cao, đã qua đào tạo, lao động chuyên nghiệp, có trình độ cao, luôn tạo sự chênh lệch cung - cầu lao động, mất cân đối giữa các ngành nghề. Nhiều người tìm không được việc làm hoặc mất việc, trong khi các doanh nghiệp cần người làm thì lại không tuyển dụng được kể cả cho xuất khẩu lao động, di chuyển lao động hội nhập khu vực.
Tổng họp từ các cơ sở dử liệu được công bố, khái quát nhu cầu nhân lực giai đoạn 2022 - 2025 đến 2030 vùng kinh tế phía nam như sau:
1. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (TP. Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) giai đoạn 2022 - 2025 - 2030, nhu cầu nhân lực 600.000 người/năm, phát triển các ngành chế biến nông sản, thủy hải sản xuất khẩu, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ hóa, cơ khí, tài chính, thương mại, ngân hàng, nông nghiệp, thủy sản...
Vùng Đông Nam bộ (trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 08 tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang) giai đoạn 2022 - 2025, tổng số nhu cầu nhân lực 735.000 người/năm, phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, dầu khí và các chế phẩm hóa dầu, hóa chất, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ chế biến, công nghệ xây dựng, cầu đường, giao thông, cấp thoát nước, công nghệ vật liệu…
Vùng Tây Nguyên gồm 05 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, giai đoạn 2022 - 2025, nhu cầu nhân lực 200.000 người/năm, có tiềm năng lớn về phát triển Thủy điện và Công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản, công nghiệp chế biến cây công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và tiềm năng phát triển du lịch; chế phẩm hóa dầu, hóa chất, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ chế biến, công nghệ xây dựng, cầu đường, giao thông, cấp thoát nước, công nghệ vật liệu…
2. Nhu cầu giai đoạn 2022 - 2030, TP. Hồ Chí Minh cần nhân lực bình quân 330.000 chỗ làm việc mỗi năm (145.000 - 150.000 chỗ việc làm mới). Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3 - 5%.
Thị trường lao động hiện nay và tương lai, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, kỹ năng thấp… sẽ mất lợi thế cạnh trạnh, phần lớn lực lượng lao động kỹ năng thấp sẽ bị mất việc làm đồng thời rất thiếu những người có kỹ năng và thái độ làm việc tốt. Vì vậy, người lao động trong tất cả ngành nghề chủ động trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp.
Cuộc CMCN 4.0 cũng đặt ra những yêu cầu mới về kỹ năng của người lao động. Những điều kiện đó có thể được phân thành 3 nhóm: Một là các kỹ năng liên quan đến nhận thức; hai là các kỹ năng về thể chất; ba là các kỹ năng về xã hội.
Trong đó, các kỹ năng liên quan đến nhận thức bao gồm: Tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự phê bình; khả năng sáng tạo tri thức, hay chiến lược học tập.
Ngoài ra, còn có các kỹ năng về thể chất bao gồm: Kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng về cuộc sống, kỹ năng số. Các tiêu chí nhân lực chất lượng cao mang tính quốc tế có thể bao gồm: đáp ứng nhu cầu việc làm sau khi ra trường, thích nghi - dễ chuyển đổi điều kiện công việc, dễ đào tạo nâng cao, kỹ năng mềm, ngoại ngữ thành thạo, năng suất lao động cao…