19/04/2024 08:04

Nhân lực từ giáo dục và đào tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hướng đến 5.0

Giáo dục và đào tạo thời kỳ công nghiệp 5.0 là một bước phát triển mới của giáo dục và đào tạo công nghiệp 4.0, hướng đến việc tạo ra môi trường học tập thông minh, cá nhân hóa và toàn diện cho sinh viên trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong bối cảnh phát triển không ngừng của công nghệ và xã hội, sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo ảnh hưởng đến lực lượng lao động. Sự tích hợp trí tuệ nhân tạo vào lực lượng lao động sẽ có sự thay đổi chất lượng cơ cấu, hình thành những nhóm ngành nghề theo hướng tích hợp, phù hợp cơ cấu nhân lực số và công nghệ số.

Thị trường lao động Việt Nam trong những năm tới với 4 xu hướng phát triển chính: Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ; chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm; lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế; xu hướng thị trường lao động quốc tế, khởi nghiệp, tự tạo việc làm gia tăng.

Nguồn nhân lực số là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chắc về chuyên môn, kỹ năng thực hành, vững về đạo đức, có năng lực làm chủ công nghệ, có tính sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của công nghệ trong nền kinh tế bối cảnh cạnh tranh quốc tế. Đó chính là những yêu cầu hướng đến giáo dục và đào tạo 5.0, đang thay đổi đáng kể từ nền tảng giáo dục và đào tạo 4.0 ứng dụng công nghệ.

Giáo dục và đào tạo 5.0 không chỉ tập trung vào kiến thức mà tiến xa hơn với việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, học máy, thực tế ảo và thực tế tăng cường để tạo ra môi trường học tập thông minh và cá nhân hóa, khả năng xã hội, tinh thần và an toàn của học sinh - sinh viên, tương tác giữa con người và công nghệ, kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp và nhu cầu  thị trường lao động.

Có thể nhận thấy, giáo dục và đào tạo 5.0 có những điểm khác biệt chính so với giáo dục và đào tạo 4.0: Về mức độ ứng dụng công nghệ: Giáo dục và đào tạo 4.0 tập trung vào việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong giảng dạy, học tập và quản lý; Giáo dục và đào tạo 5.0 tiến xa hơn với việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, học máy, thực tế ảo và thực tế tăng cường để tạo ra môi trường học tập thông minh và cá nhân hóa. 

Về mục tiêu đào tạo: Giáo dục và  đào tạo 4.0 tập trung đào tạo sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho thị trường lao động; Giáo dục và  đào tạo 5.0 lại nhấn mạnh phát triển năng lực toàn diện cho sinh viên, bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và phẩm chất đạo đức, giúp sinh viên thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội và thị trường lao động.

Đối với phương pháp giảng dạy: Giáo dục và  đào tạo 4.0 sử dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống kết hợp với các phương pháp giảng dạy hiện đại như học tập trực tuyến, học tập theo dự án...; Giáo dục và  đào tạo 5.0 ứng dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến như học tập cá nhân hóa, học tập dựa trên dữ liệu, học tập bằng trải nghiệm...

Về vai trò của sinh viên: Giáo dục và đào tạo 4.0 thì học sinh - sinh viên là người tiếp thu kiến thức và kỹ năng từ giảng viên; Giáo dục và đào tạo 5.0 học sinh - sinh viên đóng vai trò chủ động trong quá trình học tập, tự định hướng và xây dựng lộ trình học tập phù hợp với bản thân.

Về mức độ hợp tác quốc tế: Giáo dục và  đào tạo 4.0 tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi sinh viên - học sinh; Giáo dục và  đào tạo 5.0 sẽ mở rộng hợp tác quốc tế, hướng đến xây dựng môi trường học tập toàn cầu, giúp học sinh - sinh viên có cơ hội học tập và nghiên cứu trong môi trường quốc tế.

Như vậy, giáo dục và đào tạo 5.0 là một bước phát triển mới của giáo dục và đào tạo 4.0, hướng đến việc tạo ra môi trường học tập thông minh, cá nhân hóa và toàn diện cho sinh viên trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngoài những điểm khác biệt trên, giáo dục và đào tạo 5.0 còn có một số đặc điểm khác như: Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo và khởi nghiệp cho sinh viên; tăng cường kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp; xây dựng môi trường học tập gắn liền với thực tiễn.

Thị trường lao động sắp tới là thị trường của công nghệ số, thị trường của nguồn nhân lực chất lượng cao, thị trường dành cho những con người biết lựa chọn ngành nghề, học tập thật đúng để có giá trị nghề nghiệp. Thị trường lao động đang phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực đã và đang chuyển dịch phù hợp có rất nhiều thách thức nhưng cũng không ít cơ hội để nguồn nhân lực nói chung và mỗi người lao động nói riêng tích cực nắm bắt cơ hội và phấn đấu./.

Trần Anh Tuấn

Link nội dung: https://eranet.vn/nhan-luc-tu-giao-duc-va-dao-tao-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-huong-den-50-75.html