09/05/2022 07:09

Trăn trở về những thực tiễn trong ứng dụng công nghệ thông tin vào dự báo thị trường lao động

Để phát triển thị trường lao động thích ứng với quá trình chuyển đổi số, trong những năm qua Nhà nước, Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp, trong đó áp dụng công nghệ thông tin, số hóa vào tình hình dự báo, kết nối cung cầu lao động.

Là người có điều kiện làm việc nhiều năm trong ngành dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động, tôi rất tâm đắc và chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dự báo và thông tin thị trường lao động quốc gia, các tỉnh, thành phố… và có những trăn trở đối với vấn đề lao động và dự báo, xin đưa ra các hướng giải pháp sau:

Là người có nhiều năm làm việc và kinh nghiệm về thị trường lao động, ông Trần Anh Tuấn - Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM luôn có nhiều trăn trở đối với lao động việc làm của thế hệ trẻ hiện nay

- Đầu tư thiết bị công nghệ thông tin để hỗ trợ cho công tác hoạt động dự báo ngày càng hiệu quả hơn, từng bước nâng cao chất lượng, đảm bảo việc đánh giá đúng các điều kiện nhân lực và thị trường lao động. Tuy nhiên, để nâng tầm công tác hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực trong xu thế hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả đào tạo gắn với việc làm, thì công tác đào tạo phải đúng với nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, từ đó mới tạo nên sự cân bằng của hệ thống cung - cầu trong thị trường lao động và thúc đẩy phát triển bền vững.

- Thiết kế phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, thống kê và phân tích cung - cầu lao động bằng các Phần mềm phù hợp với nền tảng công nghệ mới, đảm bảo khả năng kết nối với các ứng dụng phần mềm khác, khả năng tích hợp, kết nối dữ liệu với dữ liệu các quận/huyện, các doanh nghiệp, các trường Đại học - Cao đẳng - Trung cấp - Dạy nghề và các tổ chức dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố.

- Xây dựng cổng thông tin (hệ thống website) đảm bảo tương thích với nhiều trình duyệt mới, phù hợp, đa ngôn ngữ và có khả năng kết nối với phần mềm thu thập thông tin cung cầu và các cổng thông tin của các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực dự báo nhân lực.

(Ảnh minh họa)

- Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện các chuỗi phương pháp với nhiều thuật toán thống kê được tính toán để dự báo nhu cầu nhân lực.

- Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu về nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, thị trường lao động. Thiết kế các chương trình công nghệ thông tin theo chương trình toán tin học, thực hiện quy trình thống kê, tính toán dự báo nhân lực chuyên sâu về cơ cấu ngành nghề và thành phần kinh tế, thu hút lao động trung hạn (05 năm) và dài hạn (6 - 10 năm trở lên).

- Tập trung phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về các vấn đề đào tạo lao động, nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức, hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Đồng thời, đảm bảo dịch chuyển giữa các ngành, nội ngành, lao động giữa khu vực thành thị, nông thôn…

Trần Anh Tuấn
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đào tạo Kinh tế Quốc tế
(Nguyên Phó Giám đốc - Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh).

Trần Anh Tuấn

Link nội dung: https://eranet.vn/tran-tro-ve-nhung-thuc-tien-trong-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-vao-du-bao-thi-truong-lao-dong-75.html