30/10/2022 06:01

Vấn đề kết nối thư viện số dùng chung các trường đại học, cao đẳng và trung cấp

Những năm gần đây, Thư viện số được xem là nơi mà ở đó các bộ sưu tập lưu trữ dưới dạng số (tương phản với các định dạng in, vi dạng, hoặc các phương tiện khác) như: các cơ sở dữ liệu, tệp tin, hình ảnh, phim, ghi âm, bản đồ... và truy cập bằng máy tính.

Không chỉ vậy, Thư viện số còn là cuộc cách mạng về dịch vụ thông tin, khi nó được kết hợp với cổng thông tin điện tử, phần mềm thư viện số… thì hiệu quả sử dụng dịch vụ sẽ tăng cấp số nhân và vô cùng hữu ích.

Thời gian qua, Việt Nam trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, đã tác động không nhỏ đến quá trình học tập và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học.

Trong đó, chương trình đào tạo theo quy chế tín chỉ đòi hỏi hệ thống Thư viện đại học cũng phải song hành với quá trình đổi mới, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu cho người dùng ở bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ không gian nào.

Bên cạnh đó, theo tinh thần định hướng tại Quyết định số 2239/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Với mục tiêu đặt ra là phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.

Riêng đối với TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện chủ trương, chích sách thúc đẩy nhanh chuyển đổi số trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, nhằm triển khai các hoạt động đào tạo trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận.

Không chỉ dừng lại ở Thư viện số, hiện nay còn có một mô hình hiện đại theo xu hướng mới đó là Thư viện thông minh, nó cũng được xem là môt mô hình thư viện thế hệ mới, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 trong cách tổ chức, vận hành và quản lý. Mô hình thư viện này được đầu tư bài bản, toàn diện từ cơ sở vật chất đến trang thiết bị và phương pháp hoạt động, quản lý.

Hiện nay Thư viện thông minh trong trường đại học và giáo dục nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng. Với nhu cầu thực tế là đáp ứng những mong muốn tìm kiếm tài nguyên thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng và chất lượng, phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, sáng tạo tri thức.

Thư viện thông minh còn giữ với vai trò như là hệ thống thông tin “thông minh” thông qua nhiều hoạt động quản trị tri thức, sản phẩm dịch vụ thư viện thông minh, ứng dụng công nghệ hướng tới tự động hóa thông minh… nhằm thực hiện tốt vai trò cung cấp thông tin.

Nhìn chung, để hình thành nên một mô hình thư viện thông minh thì cần ứng dụng khá nhiều các giải pháp và đáp ứng các yêu cầu từ Giáo dục hiện đại. Hay nói cách khác, hoạt động công tác thư viện là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của hệ thống giáo dục đào tạo.

Do đó, chuyển đổi số là một hình thức áp dụng số hóa và các thiết bị công nghệ vào việc vận hành và thực tiễn. Khi đó, thư viện số, thư viện thông minh sẽ là trung tâm văn hóa mở, nền tảng cốt lõi cho các giá trị được giảng dạy và góp phần to lớn thay đổi phương pháp dạy và học theo các xu hướng tiên tiến, hiện đại nhất.

Các yếu tố quan trọng cấu thành nên một thư viện thông minh bao gồm:

- Không gian tổ chức: không gian số và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

- Ứng dụng công nghệ trong quản lý và tự động hóa thư viện: công nghệ RFID, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ứng dụng chỉ dẫn bản đồ và liên kết giữa các thư viện trong việc phân chia bổ sung tài liệu.

- Các phòng chức năng.

- Phần mềm quản lý thư viện.

- Thiết bị an ninh tự động hóa trong thư viện.

- Số hóa và chuyển đổi số trong thư viện.

Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn, định hướng cụ thể tới các trường, để có thể dẫn dắt, thống nhất và kết nối đến các trường. Bản thân các trường cũng phải cố gắng bởi thông qua đó khẳng định được tên tuổi của trường mình trong việc xây dựng kho học liệu số dùng chung.

Tuy nhiên, một thực trạng chung đang tồn tại, có trường thư viện rất mạnh, rất phong phú, đáp ứng nhu cầu kịp thời cho người học. Nhưng cũng có nhiều trường thư viện thiếu cập nhật tài liệu, học liệu thông tin mới bởi có nhiều lý do được đưa ra về vấn đề pháp lý, quyền bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ…

Vì vậy, cần có sự hướng dẫn, định hướng cụ thể tới các trường, để có thể dẫn dắt, thống nhất và kết nối đến các trường. Bản thân các trường cũng phải cố gắng bởi thông qua đó khẳng định được tên tuổi của trường mình trong việc xây dựng kho học liệu số dùng chung.

Trần Anh Tuấn

Link nội dung: https://eranet.vn/van-de-ket-noi-thu-vien-so-dung-chung-cac-truong-dai-hoc-cao-dang-va-trung-cap-75.html