Nga đang đối mặt với làn sóng tẩy chay từ doanh nghiệp quốc tế, doanh nghiệp phương Tây ở các lĩnh vực như ô tô, hàng không, công nghệ, năng lượng, truyền hình hay tài chính.
Theo nguồn tin từ nước ngoài, danh sách công ty quốc tế tuyên bố tạm dừng hoạt động ở Nga đang tăng lên hàng ngày.
Tương tự, hãng tin Reuters, các ngân hàng, hãng hàng không, nhà sản xuất ô-tô hàng đầu... đã cắt giảm lô hàng, chấm dứt quan hệ đối tác và gọi hành động đưa quân vào Ukraine của Nga là không thể chấp nhận. Thêm nhiều công ty cho biết họ đang cân nhắc động thái tương tự.
Sau khi tiến hành các chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga cũng trở thành mục tiêu cho hàng loạt lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây.
Phương Tây đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, bao gồm đóng không phận với máy bay Nga, loại một số ngân hàng Nga ra khỏi mạng lưới tài chính toàn cầu SWIFT và hạn chế khả năng của Nga trong việc sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ 630 tỉ đô la Mỹ.
Các công ty năng lượng hàng đầu gồm Shell (trụ sở London), BP (trụ sở London) và Equinor (Na Uy) đều đã thông báo rút khỏi Nga, gây áp lực lên các công ty phương Tây khác có cổ phần trong các dự án dầu khí của Nga, như ExxonMobil (Mỹ) và TotalEnergies (Pháp).
Các nhà sản xuất ô tô và xe tải đã cắt xuất khẩu sang Nga, bao gồm Volvo (Thụy Điển) và GM (Mỹ). Hai công ty này chỉ bán khoảng 12.000 xe/năm tại Nga.
Trong khi đó Ford Motor (Mỹ), công ty có 50% cổ phần trong 3 nhà máy ở Nga, không bình luận về kế hoạch của họ, chỉ nói rằng họ đang hướng đến việc quản lý tác động và giữ an toàn cho người lao động.
Nhiều công ty vẫn đang xem xét phương án - trong đó có Maersk (Đan Mạch), công ty tuyên bố hôm 28-2 rằng họ đang theo dõi lệnh trừng phạt chống lại Nga và chuẩn bị tuân thủ chúng.
Các nhà sản xuất ôtô và xe tải đã cắt xuất khẩu sang Nga, bao gồm Volvo (Thụy Điển) và GM (Mỹ). Dù vậy, 2 công ty này chỉ bán khoảng 12.000 xe/năm tại Nga.
Ford Motor (Mỹ), công ty có 50% cổ phần trong 3 nhà máy ở Nga, không bình luận về kế hoạch của họ, chỉ nói rằng họ đang hướng đến việc quản lý tác động và giữ an toàn cho người lao động.
Trong khi đó, với hãng may bay Boeing hôm 1-3 đã đình chỉ hoạt động hỗ trợ cho các hãng hàng không Nga bao gồm bộ phận, dịch vụ bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật. Boeing cũng đình chỉ hoạt động ở Moscow và tạm đóng văn phòng ở Kyiv.
Sau đó một ngày, Airbus cũng đình chỉ các dịch vụ hỗ trợ cho các hãng hàng không Nga cũng như việc cung cấp phụ tùng thay thế cho nước này.
Tương tự, các hãng công nghệ hàng đầu thế giới cũng tạm rút khỏi hoặc giảm hoạt động tại Nga. Ngày 2-3, Apple đã cho ngừng bán các sản phẩm ở Nga. Hãng công nghệ hàng đầu thế giới này cũng giới hạn quyền truy cập vào các dịch vụ kỹ thuật số như Apple Pay trong nội địa Nga và các ứng dụng truyền thông nhà nước của Nga ở phạm vi quốc tế.
Trước đó (28-2), Facebook (Meta) chặn quyền truy cập vào các hãng tin Nga như RT hay Sputnik trên khắp Liên minh châu Âu. Facebook còn áp dụng thuật toán để hạn chế phương tiện truyền thông nhà nước của Nga và ngăn chúng xuất hiện nổi bật trong nguồn cấp dữ liệu của người dùng.
Spotify thì đóng cửa văn phòng ở Nga vô thời hạn và hạn chế các chương trình do những phương tiện truyền thông liên kết với nhà nước sở hữu và điều hành. Spotify còn xóa tất cả nội dung của đài RT và Sputnik ở châu Âu và các khu vực khác.
Còn Netflix thì từ chối phát sóng các kênh truyền hình nhà nước của Nga tại quốc gia này.
Về phía Nga, ngày 28-2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định nước này có đủ năng lực cần thiết để vượt qua những thiệt hại do các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt, cũng như nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia Nga.
Tổng thống Vladimir Putin cũng đã ký sắc lệnh về các biện pháp kinh tế đặc biệt ứng phó với những hành động "không thân thiện" của Mỹ và các đồng minh phương Tây đối với nước này.
(Nguồn: T/h báo chí quốc tế)