Cuộc đua rót hàng tỉ đô la làm xe điện của các đại gia ô tô truyền thống
Khôi Lê
13/04/2022
Bài viết: 441
Bình luận: 0

Từ các tập đoàn sản xuất ô tô phổ thông hoặc tầm trung như Toyota, Honda, Ford, GM,… đến các dòng xe sang hay siêu sang như Mercedes-Benz, Rolls-Royce hay Bentley,… đều dồn dập tiết lộ kế hoạch tăng cường sản xuất xe điện và khơi mào cuộc đua rót hàng tỉ đến chục tỉ đô la vào dòng xe này.

Du khách thích thú chụp ảnh bên mẫu xe mới của VinFast tại Triển lãm ô tô Los Angeles 2021- Mỹ.

Công bố mới nhất của Honda

Mới đây nhất, ngày 12-4, hãng sản xuất ô tô Honda của Nhật Bản đã công bố kế hoạch mới về việc phát triển xe điện (EV), với mục tiêu đến năm 2030 có thể giới thiệu ra thế giới 30 dòng xe này. Mục tiêu mới này của Honda đưa ra chỉ hơn 1 tháng, tập đoàn điện tử Sony cho biết đang hợp tác với nhà sản xuất ô tô này để thành lập một liên doanh nhằm phát triển và bán xe điện.

Đây là bước đi mới nhất của hai “gã khổng lồ” Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất xe điện vốn đã ghi nhận sự phát triển nhanh chóng thời gian qua.

Theo kế hoạch cụ thể mới, hãng xe Honda đặt mục tiêu đến năm 2030, sản lượng xe điện có thể đạt 2 triệu chiếc/năm, chiếm một nửa tổng số xe xuất xưởng. Tại thị trường Nhật Bản, hãng này đặt mục tiêu từ năm 2025 sẽ bán ra được 1 triệu chiếc/năm.

Năm 2021, sản lượng ôtô của Honda đạt 4,13 triệu chiếc. Với mục tiêu tăng sản lượng ôtô điện trong cơ cấu sản xuất chung, Honda đã công bố đầu tư khoảng 5.000 tỉ yên trong thời gian 10 năm cho hoạt động nghiên cứu phát triển EV và các phần mềm có liên quan.

Để có thể cải thiện quãng đường di chuyển của xe điện, Honda cũng đang tập trung phát triển các loại pin tích điện thế hệ mới. Hiện tại, mục tiêu của hãng này là giữa năm 2024 sẽ thử nghiệm thành công loại pin thể rắn hoàn toàn, vốn được kỳ vọng có thể kéo dài quãng đường di chuyển hơn so với loại pin Lithium ion đang được sử dụng phổ biến trên các dòng xe điện hiện nay.

Trước đó, Honda đã thông báo mục tiêu đến năm 2040 sẽ chuyển đổi hoàn toàn lượng xe mới xuất xưởng sang dòng xe EV và ô tô sử dụng pin nhiên liệu (FCV).

Việc công bố kế hoạch cụ thể cho thấy hãng xe này đang gia tăng xu hướng điện hóa các dòng ôtô, đáp ứng lời kêu gọi của chính phủ đối với các doanh nghiệp trong việc triển khai các chính sách góp phần thực hiện mục tiêu cắt giảm 46% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 và trung hòa carbon trước năm 2040.

Cuộc đua của các ông lớn ô tô truyền thống khác

Mustang Mach-E GT – ô tô điện đầu tiên của Ford về Việt Nam.

Không chỉ Honda, các công ty ô tô truyền thống khác đang đổ tiền vào phát triển xe điện và các nhà máy sản xuất pin. Các khoản đầu tư của họ được thúc đẩy bởi quy định ngày càng chặt chẽ về khí thải và sự vươn lên mạnh mẽ của Tesla. Quá trình chuyển đổi này cũng đang tạo ra những cuộc đua mới trong lĩnh vực kinh doanh xe hơi. Đồng thời, nó cũng làm tăng nhiệt các trận đối đầu kinh điển.

Trước đó, ngày 2-3-2022, nhà sản xuất ô tô Ford Motor cho biết sẽ tăng đầu tư cho xe điện (EV) từ mức 30 tỉ đô la Mỹ trước đó lên 50 tỉ đô la cho đến năm 2026 và vận hành đơn vị EV tách biệt với mảng kinh doanh động cơ đốt trong, một động thái nhằm “đuổi kịp” người dẫn đầu Tesla Inc.

Việc tái tổ chức và đầu tư thêm được đưa ra khi Giám đốc điều hành Jim Farley đặt cược lớn vào chiến lược điện khí hóa của hãng.

Ông Jim Farley cho biết Ford có kế hoạch sản xuất hơn 2 triệu xe điện vào năm 2026, khoảng 1/3 sản lượng xe toàn cầu của hãng hàng năm, trong đó lượng xe điện tăng lên 50% tổng sản lượng vào năm 2030.

Theo Giám đốc Tài chính John Lawler, Ford không kỳ vọng sẽ kiếm được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xe điện cho đến khi các mẫu xe thế hệ tiếp theo bắt đầu được sản xuất vào năm 2025.

Mặc dù mảng kinh doanh xe điện, có tên Ford Model e, sẽ được tách ra khỏi bộ phận động cơ đốt trong (ICE) Ford Blue, song hai đơn vị này sẽ cùng chia sẻ công nghệ và “các phương pháp tốt nhất”. Hai đơn vị này, cùng với đơn vị xe thương mại Ford Pro, sẽ báo cáo kết quả tài chính riêng biệt vào năm 2023. Ford dự kiến sẽ chi 5 tỉ đô la cho EV trong năm nay, tăng gấp hai lần so với năm 2021.

Hay, Toyota Motor vào tháng 12-2021 đã cam kết đầu tư 8.000 tỉ yên (70 tỉ đôla Mỹ) để điện khí hóa ôtô vào năm 2030. Một nửa số tiền này dùng để phát triển dòng xe điện chạy bằng pin (BEV), vì hãng muốn khai thác thị trường ôtô không khí thải đang phát triển. Tuy nhiên, nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới này, khá dè dặt trong việc đặt ra tham vọng về sản lượng. Hãng chỉ dự kiến bán 3,5 triệu xe điện mỗi năm vào cuối thập kỷ này, tức chỉ khoảng một phần ba doanh số bán xe hiện tại.

Toyota gây bất ngờ khi đưa lên sân khấu 16 mẫu ô tô chạy điện và gọi đó là “showroom của tương lai”. (Ảnh: Bloomberg)

Mục tiêu này ít tham vọng hơn so với các đối thủ sản xuất ôtô truyền thống khác. Ví dụ như nhà sản xuất ôtô số 1 châu Âu Volkswagen vào tháng 7 dự đoán rằng một nửa doanh số bán xe toàn cầu của họ sẽ là xe chạy bằng pin vào 2030.

Động thái của Toyota xảy ra trong bối cảnh các công ty ôtô truyền thống ngày càng cạnh tranh với Tesla. Hãng xe điện của tỷ phú Elon Musk đã trở thành nhà sản xuất ôtô giá trị nhất trong năm 2021. Giá trị thị trường của Tesla đạt hơn 1.000 tỉ đô la vào tháng 10, vượt qua tổng giá trị của Toyota, VW, Daimler AG , Ford Motor và General Motors cộng lại.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo với hơn một chục mẫu xe BEV đã được lên kế hoạch, Chủ tịch Toyota Akio Toyoda cho biết công ty vẫn đang theo đuổi một chiến lược đa hướng để giảm thiểu carbon, bao gồm phát triển cả xe hybrid và xe chạy bằng hydro. “Chúng tôi sẽ đợi thêm một thời gian nữa cho đến khi hiểu được thị trường đang đi về đâu”, ông Toyoda nói.

Toyota có kế hoạch giới thiệu 30 mẫu xe điện vào năm 2030. Nhà sản xuất ôtô Nhật Bản cũng cho biết họ có kế hoạch đầu tư 2.000 tỉ yên vào sản xuất pin vào năm 2030, tăng từ 1.500 tỉ yên mà hãng đã công bố trước đó. Khoản đầu tư này bao gồm 1,29 tỉ đô la cho một nhà máy pin mới ở Bắc Carolina, sẽ bắt đầu đi vào sản xuất năm 2025.

Việc chuyển sang sử dụng điện là một bước đi đắt đỏ đối với ngành công nghiệp ôtô toàn cầu. Stellantis cho biết hồi tháng 7 rằng họ có kế hoạch chi hơn 35,5 tỉ đô la cho đến năm 2025 để ra mắt một loạt mẫu xe điện mới. Ford cho biết họ sẽ chi 30 tỉ đô la cho loại xe này đến năm 2025.

Trong khi đó, GM có kế hoạch đầu tư 35 tỉ đô la đến giữa thập kỷ này để giới thiệu 30 mẫu xe điện trên toàn cầu. Hãng đặt mục tiêu đến năm 2035 loại bỏ dần xe chạy xăng dầu tại các showroom.

Tuy nhiên, gây tiếng vang trên thế giới có thể kể đến hãng ô tô Việt đã công bố từ cuối năm 2022, VinFast sẽ trở thành hãng xe điện 100%, ngừng sản xuất xe xăng để chuyển sang sản xuất xe thuần điện.

Theo đó, sau gần 3 năm kể từ khi những chiếc ô tô đầu tiên của VinFast ra đời, phân phối tại Việt Nam, hãng xe Việt sẽ có bước chuyển đổi mang tính cách mạng theo xu hướng điện hóa toàn bộ mẫu xe.

Trong bài phát biểu ra mắt các mẫu mã ô tô điện mới tại Triển lãm điện tử tiêu dùng (CES 2022) diễn ra sáng 6-1-2022 tại Mỹ, bà Lê Thị Thu Thủy - Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu, cho biết: “VinFast sẽ chính thức trở thành hãng xe điện 100% vào cuối năm 2022. VinFast sẽ là một trong những hãng xe tiên phong trên thế giới ngừng sản xuất xe xăng để chuyển hoàn toàn sang sản xuất các dòng xe thuần điện”. 

VinFast được các chuyên gia xe quốc tế đánh giá cao và kỳ vọng sẽ sớm tạo dựng được chỗ đứng riêng trên thị trường xe điện toàn cầu.

Cùng chủ đề
Ban IV: Phần lớn doanh nghiệp Việt đối diện với tình thế chông chênh
Theo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang khó khăn về dòng vốn. Trong khi đó, một số ngành như...
CMC giúp các em nhỏ dị tật khe hở môi, hàm ếch viết tiếp ước mơ
Mới đây, đại diện CMC đã tham dự chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Bệnh viện Việt Nam – Cu B...
Không có chuyện Malaysia bán xăng 13.000 đồng/lít cho Việt Nam
Giá xăng 13.000 đồng một lít của Malaysia là bán tại thị trường nội địa nước này, không phải là giá xuất khẩu và không phải mức đề xuất bán cho Việt N...
Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh phải tạo đột phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 642/QĐ-TTg ngày 26/5/2022 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) thời kỳ 2021-...
ADB và BIDV dự báo lạm phát Việt Nam năm nay có thể lên đến 4,2%
ADB và BIDV dự báo trong năm nay lạm phát Việt Nam tăng khá mạnh, có thể lên mức 3,8-4,2% năm 2022 và duy trì mức 4% năm 2023. Đáng chú ý trong báo...
Ban IV: Phần lớn doanh nghiệp Việt đối diện với tình thế chông chênh
Theo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang khó khăn về dòng vốn. Trong khi đó, một số ngành như...
CMC giúp các em nhỏ dị tật khe hở môi, hàm ếch viết tiếp ước mơ
Mới đây, đại diện CMC đã tham dự chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Bệnh viện Việt Nam – Cu B...
Không có chuyện Malaysia bán xăng 13.000 đồng/lít cho Việt Nam
Giá xăng 13.000 đồng một lít của Malaysia là bán tại thị trường nội địa nước này, không phải là giá xuất khẩu và không phải mức đề xuất bán cho Việt N...
Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh phải tạo đột phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 642/QĐ-TTg ngày 26/5/2022 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) thời kỳ 2021-...
ADB và BIDV dự báo lạm phát Việt Nam năm nay có thể lên đến 4,2%
ADB và BIDV dự báo trong năm nay lạm phát Việt Nam tăng khá mạnh, có thể lên mức 3,8-4,2% năm 2022 và duy trì mức 4% năm 2023. Đáng chú ý trong báo...
Để lại bình luận