Nhu cầu nhân lực và đào tạo ngành Du lịch trong giai đoạn bình thường mới
Trần Anh Tuấn
23/03/2022
Bài viết: 72
Bình luận: 0

Du lịch là ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19, những tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành du lịch Việt Nam vô cùng nặng nề. Nhưng hoàn cảnh khó khăn không thể cản trở được du lịch Việt Nam phát triển, ngành này đang từng bước nỗ lực chủ động khôi phục để thích ứng mọi hoạt động trong tình hình mới.

Trên thực tế, Việt Nam đang tham gia vào quá trình hội nhập ASEAN thông qua Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA-TP), cho phép dịch chuyển lao động du lịch giữa các nước trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, thì ngành này đang rất thiếu nhân lực có trình độ cao, tay nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế và có đủ niềm đam mê, nhiệt huyết…

Cơ hội là thế nhưng thách thức lại không hề nhỏ, nhất là đối với nguồn lao động du lịch trong nước. Bởi theo đánh giá của các chuyên gia, mặt bằng chung về chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam vẫn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành du lịch trong nước.

Hiện tại, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ nghỉ dưỡng… vẫn trong tình trạng “khát” nhân lực. Vì thực tế nhân lực ngành này thiếu chuyên nghiệp, tính kỷ luật trong lao động kém, thái độ phục vụ chưa chu đáo... Hơn nữa, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong ngành du lịch còn rất hạn chế. (lao động Việt Nam sử dụng được ngoại ngữ chỉ chiếm khoảng 57%).

Nhìn chung, thực trạng hiện nay nguồn nhân lực ngành Quản trị du lịch - Nhà hàng - Khách sạn chưa đáp ứng được về số lượng và chất lượng so với nhu cầu thực tế. Việc thu hút, đào tạo và sử dụng nhân lực khối ngành này còn hạn chế so với nhu cầu và mặt bằng chung.

Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động, nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhiều hướng dẫn viên du lịch dù được đào tạo dài hạn ở các trường đại học, cao đẳng… nhưng khi được tuyển dụng làm việc thì hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đều phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung kỹ năng, ngoại ngữ.

Chính phủ đã đề ra chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 theo quan điểm du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững, đưa Việt Nam thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

Tổng thu từ khách du lịch đạt từ 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương từ 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân từ 11-12%/năm, đóng góp trực tiếp vào GDP đạt từ 15 - 17%, và tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm…

Song song đó, luôn tìm hướng giải pháp và phát huy việc thích ứng với dịch Covid-19 cho ngành du lịch, tập trung kích cầu thị trường khách nội địa với các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, song song với việc bảo đảm an toàn cho du khách.

Bằng cách, tập trung xây dựng các sản phẩm mới như: nghỉ dưỡng cao cấp, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh gắn với các dịch vụ tắm khoáng, tắm thuốc, thiền dưỡng sinh, chữa bệnh... Đẩy mạnh việc phổ biến các sản phẩm du lịch thể thao, giải trí, rèn luyện sức khỏe cho du khách. Đồng thời, một xu hướng khác đang “lên ngôi” nữa là du lịch thông minh, với các trải nghiệm đa dạng bằng công nghệ số, thực tế ảo... khá phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Vì đây là những dòng sản phẩm du lịch được nhiều du khách lựa chọn sau khi đại dịch Covid-19 được khống chế vào năm ngoái và rất thành công.

Còn theo các chỉ số tính toán, giai đoạn 2022-2030 nhu cầu nhân lực khối ngành du lịch chiếm tỷ trọng 8% trong tổng số nhu cầu nhân lực.

Nhìn lại mùa tuyển sinh năm 2021, khối ngành du lịch, khách sạn, dịch vụ vẫn là sự lựa chọn của đông đảo thí sinh, dù đây là lĩnh vực đang chịu nhiều thiệt hại và "đóng băng" do đại bệnh.

Trong đó, số liệu công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về việc đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2021 cho thấy, đã có 199.166 nguyện vọng đăng ký vào nhóm ngành du lịch, khách sạn, dịch vụ cá nhân, với 48.334 thí sinh lựa chọn nguyện vọng 1 (khi đó chỉ có 24.036 chỉ tiêu cho nhóm ngành này trong năm nay).

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cho biết, nhận định từ số liệu tuyển sinh, có thể thấy cùng với nhóm ngành an ninh - quốc phòng, báo chí - thông tin, kinh doanh - quản lý… thì nhóm ngành du lịch - dịch vụ vẫn hấp dẫn đối với các bạn trẻ.

Về mức cạnh tranh, khối ngành du lịch - dịch vụ đang đứng thứ tư những nhóm ngành có sự cạnh tranh trong xét tuyển mạnh nhất trên tổng số 24 nhóm ngành.

Dẫn đầu là nhóm ngành an ninh - quốc phòng, kinh doanh - quản lý, nghệ thuật. Tỷ lệ nguyện vọng 1/chỉ tiêu tuyển sinh của ngành du lịch - khách sạn - dịch vụ là 201,09%. Và có 48.334 thí sinh lựa chọn nguyện vọng 1 ở nhóm ngành này.

Theo các chuyên gia nhận định, mặc dù đại dịch Covid-19 gây ra nhiều thiệt hại, tác động nặng nề đến nền kinh tế, nhưng trực tiếp và nặng nề nhất là lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, đây chỉ là tạm thời và tiềm năng phát triển ngành du lịch, khách sạn… vẫn rất lớn.

Nhưng điều đáng lo ngại là khi dịch bệnh qua đi, du lịch được phục hồi, ngành du lịch lại đứng trước nguy cơ thiếu hụt nhân lực để "tái thiết".

Vì vậy, kiến nghị hệ thống đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp du lịch cần tăng cường gắn kết triển khai đào tạo nhân lực bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cho nguồn nhân lực du lịch.

Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về cách mạng công nghệ số với ngành du lịch; nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong công việc của người lao động ngành du lịch; nâng cao trình độ, hiểu biết của người lao động về những công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghệ số và khả năng ứng dụng vào ngành du lịch.

Đồng thời, đổi mới chương trình, phương pháp và nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch trong cả nước, để đảm bảo nguồn nhân lực trong tương lai (sau khi người học được tốt nghiệp), có thể đáp ứng ngay các vị trí việc làm với yêu cầu về trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ trong công việc... Từ đó, sẽ đẩy mạnh việc thích ứng cho lao động có tay nghề trong giai đoạn bình thường mới.

Trần Anh Tuấn
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo Kinh tế Quốc tế.

Cùng chủ đề
TP. Hồ Chí Minh: 148 thí sinh xuất sắc đạt giải “Học sinh, sinh viên giỏi nghề” lần thứ 15, năm 2024
Tối ngày 22/4, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành Đoàn phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố đã...
Hội thi “Học sinh, sinh viên giỏi nghề” lần thứ 15 là sân chơi thiết thực và trí tuệ
Hội thi “Học sinh, sinh viên giỏi nghề” lần thứ 15 - Năm 2024 do Thành Đoàn phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố tổ chức là sân...
TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Hội thi “Học sinh, sinh viên giỏi nghề” lần thứ 15 - Năm 2024
Sáng ngày 16/3, lễ khai mạc Hội thi “Học sinh, sinh viên giỏi nghề” lần thứ 15 - Năm 2024 diễn ra tại trường Cao đẳng Bách khoa Bách Việt (TP. Hồ C...
Chuyển đổi số trong quản lý, quản trị giáo dục nghề nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn nhân lực số phải là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chắc về chuyên môn, vững về đạo đức, có năng lực làm chủ công nghệ, có tính sáng tạo và...
Hội Giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh lớn mạnh trong sự nghiệp giáo dục
Năm qua, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh (GDNN) không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt, đổi mới nhiều hoạt động với mục đích thiết thực,...
TP. Hồ Chí Minh: 148 thí sinh xuất sắc đạt giải “Học sinh, sinh viên giỏi nghề” lần thứ 15, năm 2024
Tối ngày 22/4, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành Đoàn phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố đã...
Hội thi “Học sinh, sinh viên giỏi nghề” lần thứ 15 là sân chơi thiết thực và trí tuệ
Hội thi “Học sinh, sinh viên giỏi nghề” lần thứ 15 - Năm 2024 do Thành Đoàn phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố tổ chức là sân...
TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Hội thi “Học sinh, sinh viên giỏi nghề” lần thứ 15 - Năm 2024
Sáng ngày 16/3, lễ khai mạc Hội thi “Học sinh, sinh viên giỏi nghề” lần thứ 15 - Năm 2024 diễn ra tại trường Cao đẳng Bách khoa Bách Việt (TP. Hồ C...
Chuyển đổi số trong quản lý, quản trị giáo dục nghề nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn nhân lực số phải là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chắc về chuyên môn, vững về đạo đức, có năng lực làm chủ công nghệ, có tính sáng tạo và...
Hội Giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh lớn mạnh trong sự nghiệp giáo dục
Năm qua, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh (GDNN) không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt, đổi mới nhiều hoạt động với mục đích thiết thực,...
Để lại bình luận