Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để phát triển đào tạo, gắn kết với thị trường lao động.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra là tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%.
Nhiều mô hình đào tạo theo chuẩn quốc tế được áp dụng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nền kinh tế.
Nhu cầu đối với lao động có thể làm việc trong nền kinh tế xanh, dữ liệu lớn và các chức năng AI (trí tuệ nhân tạo), cũng như các vai trò mới trong kỹ thuật Điện toán đám mây và phát triển sản phẩm sẽ gia tăng.
Trong bối cảnh này, chúng ta đã nhận thấy, giải pháp quan trọng nhất của Quốc gia là tập trung ưu tiên các biện pháp phòng, chống, kiểm soát dịch và triển khai các giải pháp nhằm đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Quan trọng hơn nữ, trước hết tập trung vào những điều kiện thuận lợi nhất, hỗ trợ và khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với phát triển kinh tế và thị trường lao đông.
Thị trường lao động luôn cần nguồn nhân lực đa dạng, có tay nghề thuộc các cấp bậc: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp… Do đó, mỗi học sinh, thanh niên cần căn cứ vào năng lực, sở trường và điều kiện của bản thân để chọn trường học phù hợp.
Sự thành công trong thị trường lao động đối với những người biết chọn ngành, chọn nghề, chọn cấp bậc học phù hợp, có sở trường, có năng lực và học tập tốt… sẽ xậy dựng được giá trị và năng lực làm việc.
Bằng cấp nghề nghiệp sau này mà mỗi người có được phải gắn liền với kiến thức văn hóa phổ thông và đi đôi với giỏi nghề, có giá trị hành nghề. Có như vậy người lao động mới đứng vững được trong thị trường lao động hiện nay.
Trần Anh Tuấn
(Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đào tạo Kinh tế Quốc tế, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP. HCM)