Trina Solar, nhà cung cấp giải pháp lưu trữ năng lượng và năng lượng mặt trời (PV) thông minh, đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất tại nhà máy ở miền Bắc Việt Nam, thể hiện cam kết của mình đối với thị trường nơi đây.
Khi nhà máy trị giá 203 triệu USD tại thành phố Thái Nguyên bắt đầu sản xuất vào tháng 8 năm ngoái, nhà máy có 700 công nhân và đã sản xuất các tấm silicon đơn tinh thể 210mm có chất lượng đầu ngành. Sau đó, lực lượng lao động đã tăng lhơn gấp đôi lên 1.500 công nhân và nhà máy hiện cũng đang sản xuất cả các tế bào quang điện và mô-đun; cho thấy các giai đoạn sản xuất gia tăng giá trị tiên tiến hơn.
Hiện tại, nhà máy đang tăng tốc ổn định để đạt công suất sản xuất tối đa: 6,5GW tấm bán dẫn, 4GW tế bào quang điện và 5GW mô-đun.
“Điều tạo nên sự khác biệt cho Trina Solar tại Việt Nam là chúng tôi không chỉ bán các sản phẩm năng lượng mặt trời ở Việt Nam mà còn sản xuất tại đây,” bà Elva Wang, Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Trina Solar Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ. “Nhà máy tại Việt Nam là nhà máy lớn nhất của chúng tôi bên ngoài Trung Quốc với quy trình sản xuất tiên tiến, có giá trị cao như chuyển đổi các tấm bán dẫn thành tế bào quang điện cũng như lắp ráp mô-đun”.
“Các mô-đun Vertex hiệu suất cao của Trina Solar sản xuất tại Việt Nam đang được bán tại thị trường nội địa, khu vực Châu Á và trên toàn thế giới”.
Bà cho biết thêm “Chúng tôi trực tiếp tuyển dụng 1.500 công nhân tại nhà máy Thái Nguyên, đồng thời tạo ra hàng nghìn việc làm gián tiếp, thông qua việc hợp tác với các nhà cung cấp địa phương cũng như ở khâu tiếp thị, phân phối và lắp đặt các sản phẩm của mình trên khắp cả nước”.
Một số dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn và dự án ở phân khúc thương mại và công nghiệp (C&I) lớn nhất của Việt Nam đang sử dụng các mô-đun của Trina Solar. Các dự án điện mặt trời quy mô lớn sử dụng mô-đun Vertex do Trina Solar cung cấp có thể kể đến như nhà máy điện mặt trời nổi Đầm Trà Ổ công suất 51MW ở tỉnh Bình Định, và nhà máy điện mặt trời trên mặt đất Vĩnh Long công suất 49MW gần mũi phía nam của Việt Nam.
"Các mô-đun của Trina Solar sử dụng công nghệ hai mặt kính, phù hợp với các môi trường khắc nghiệt như ở gần biển với độ ẩm cao và mang hơi muối".
"Năng lượng mặt trời là lựa chọn phù hợp cho Việt Nam vì đây là công nghệ đã được kiểm chứng, có thể triển khai nhanh chóng và dễ dàng ngay cả ở những địa điểm khó," bà Elva Wang chia sẻ thêm.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, trong bối cảnh nhu cầu điện của cả nước tiếp tục tăng do tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, dự kiến từ 5-7% mỗi năm trong những năm tới.
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đang hướng tới loại bỏ dần sản xuất điện than vào năm 2050 và tăng công suất lắp đặt điện mặt trời lên 34%, tăng từ 23% vào năm 2022. Quy hoạch điện cũng dự báo mức lưu trữ năng lượng sẽ tăng lên 300 MWh vào năm 2030 và 26 GWh vào năm 2050.
Trina Solar có định vị khác biệt trên thị trường năng lượng mặt trời toàn cầu vì chúng tôi là công ty duy nhất cung cấp các giải pháp năng lượng mặt trời tích hợp, bao gồm các mô-đun năng lượng mặt trời, hệ thống Tracker và giải pháp lưu trữ năng lượng. Không có nhà sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời nào khác sản xuất hệ thống Tracker và giải pháp lưu trữ năng lượng.
Sự kết hợp giữa các mô-đun, hệ thống Tracker và giải pháp lưu trữ năng lượng giúp giảm chi phí năng lượng quy dẫn (LCOE) và chi phí cân bằng hệ thống (BOS).
Các mô-đun Vertex của Trina Solar sử dụng tế bào quang điện i-TOPCon loại n tiên tiến có hiệu suất và công suất đầu ra cao, giúp tối ưu chi phí BOS, xét trên tổng thể công suất, hiệu suất, độ tin cậy và sản lượng năng lượng đều cao. Ví dụ, mô-đun Vertex N 625W (NEG19RC.20) và Vertex N 720W (NEG21C.20) là những lựa chọn hợp lý khi sử dụng cho các dự án quy mô lớn và dự án ở phân khúc C&I với thiết kế tỷ lệ vàng được coi là tiêu chuẩn trong ngành, và có hiệu suất mô-đun cao lần lượt là 23,1% và 23,2%.
Trên thực tế, 26.554 mô-đun hai mặt kính Vertex đã được lắp đặt tại chính nhà máy sản xuất của công ty tại tỉnh Thái Nguyên. Dự án 12,6MW này đã được kết nối với lưới điện vào ngày 6 tháng 12 năm 2023, và dự kiến sẽ tạo ra sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 11,29 triệu kilowatt giờ, đáp ứng toàn bộ nhu cầu điện hàng năm của nhà máy.
Sự kết hợp giữa các mô-đun hai mặt kính với thiết bị TrinaTracker Vanguard 1P và 2P sẽ cung cấp thêm nguồn năng lượng. Hệ thống Tracker này tự động xoay theo hướng di chuyển của mặt trời, giúp thu được nhiều ánh sáng mặt trời nhất có thể. So với hệ thống tiêu chuẩn cố định trên mặt đất, các tấm mô-đun hai mặt kính gắn hệ thống Tracker được lắp đặt trên bề mặt cát hoạt động vượt trội hơn hẳn về sản lượng điện trong một ngày nắng. Thiết bị Tracker thế hệ mới của Trina Solar sử dụng hệ thống mô-tơ điện, giảm thiểu số lượng chi tiết kỹ thuật, giúp việc lắp đặt nhanh hơn và chi phí bảo trì thấp hơn trong suốt vòng đời sản phẩm.
Bộ Tracker Vanguard 1P và 2P cũng cung cấp năng lượng bổ sung, vì đây là thiết bị thông minh sử dụng cảm biến để thu thập dữ liệu cũng như các thuật toán tinh vi để xác định góc nghiêng tốt nhất cho các mô-đun, nhằm tối đa hóa khả năng thu sáng, từ đó tạo ra nhiều điện năng hơn.
Với sản phẩm lưu trữ năng lượng, gần đây Trina Storage đã ra mắt hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS) Elementa 2 công suất 4,07MWh xếp vừa bên trong một container vận chuyển tiêu chuẩn có chiều dài 20ft (tương đương 6.058m), giúp việc vận chuyển dễ dàng hơn. Hệ thống lưu trữ năng lượng thế hệ mới làm mát bằng chất lỏng này có chứa tinh thể lithium iron phosphate do chính Trina Solar phát triển và là giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến phục vụ mọi nhu cầu sử dụng khác nhau.
Trong hành trình tiếp tục tăng năng lực sản xuất và củng cố vị thế tại Việt Nam, công ty cam kết thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo tại đây. Với các sản phẩm năng lượng mặt trời hiệu suất cao và giải pháp tổng thể, Trina Solar sẵn sàng đóng vai trò then chốt trong hành trình của Việt Nam hướng tới một tương lai bền vững và tiết kiệm năng lượng. Nhìn về tương lai, công ty cam kết tang cường quan hệ đối tác, tạo cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển của ngành năng lượng mặt trời tại Việt Nam.