Atradius: các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với tình trạng nợ khó đòi và nợ xấu
Xuân Lộc
19/07/2022
Bài viết: 417
Bình luận: 0

Khảo sát mới nhất của Atradius cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thắt chặt thanh khoản do nợ khó đòi giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và nợ xấu.

48% tổng giá trị doanh số bán hàng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) bằng tín dụng vẫn chưa được thanh toán vào ngày đáo hạn và nợ xấu lên đến 6% tổng số hóa đơn của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Bà Vũ Thị Đức Hạnh (trái) chia sẻ kết quả cuộc khảo sát với báo chí vào ngày 19-7 tại TPHCM

Bán hàng trả chậm là phương thức phổ biến tại thị trường Việt Nam, với trọng tâm là khuyến khích duy trì kinh doanh với các khách hàng trung thành và tin cậy hiện có.

Tuy nhiên, gần một nửa tổng giá trị doanh số bán hàng trả chậm B2B vẫn chưa được thanh toán vào ngày đáo hạn, dẫn đến nguy cơ rủi ro dòng tiền của doanh nghiệp. Đây là một trong những điểm mấu chốt trong Báo cáo về Xu hướng Thực tiễn Thanh toán ở Việt Nam, được Atradius phát hành lần đầu tiên cho thị trường Việt Nam vào cuối tháng 6-2022 và được công bố vào chiều ngày 19-7.

Báo cáo trình bày các thực tiễn và hành vi thanh toán B2B ở Việt Nam, từ đó chỉ ra xu hướng và tình hình phát triển kinh doanh tại đây. Nghiên cứu dựa trên Phỏng vấn trên web có Máy tính Hỗ trợ (CAWI) với thời lượng khoảng 15 phút được thực hiện với 200 đầu mối liên hệ thích hợp quản lý các khoản phải thu tại Việt Nam trong quý 2 năm 2022, bởi CSA Research, một công ty nghiên cứu thị trường độc lập có trụ sở tại Hoa Kỳ.

200 công ty tham gia cuộc khảo sát đến từ năm ngành công nghiệp gồm nông sản và thực phẩm, hóa chất, thép/kim loại, hàng tiêu dùng lâu bền và dệt/may mặc.

Cụ thể, báo cáo cho thấy hơn một nửa (58%) tổng giá trị giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) trong những tháng qua được thực hiện bằng hình thức bán hàng trả chậm và có tới 48% các giao dịch này là hóa đơn quá hạn. Thêm vào đó, mức độ xoá nợ là 6% (con số này là 9% cho ngành thép/kim loại).

Mặc dù thực tiễn bán hàng trả chậm rõ ràng đóng một vai trò quan trọng tại thị trường Việt Nam với phần lớn các doanh nghiệp được hỏi (66%) cho biết điều đó có nghĩa là cung cấp cho khách hàng các điều khoản thanh toán tự do hơn, hoạt động này cũng đồng nghĩa với Thời hạn Thu hồi Tiền hàng Tồn đọng (DSO) xấu đi, một phần do thời hạn thanh toán được cấp dài hơn.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện một loạt các hành động để giảm độ dài của DSO, giúp cải thiện dòng tiền, bao gồm đàm phán các điều khoản thanh toán ngắn hơn với khách hàng, cung cấp chiết khấu để thanh toán hóa đơn nhanh hơn.

Bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch và lo ngại về việc chuỗi cung ứng đang bị đe dọa gián đoạn do bất ổn kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp ở Việt Nam đều thể hiện một kỳ vọng tích cực chung. Tất cả các công ty được thăm dò ý kiến tại thị trường Việt Nam đều kỳ vọng thực tiễn thanh toán của khách hàng B2B của họ sẽ được cải thiện trong 12 tháng tới, trong khi chỉ số niềm tin kinh doanh tại thị trường Việt Nam cho thấy một số lượng lớn đáng kể các công ty dự đoán sự gia tăng giao dịch bằng tín dụng, do các doanh nghiệp coi sự trung thành của khách hàng và tái giao thương với các khách hàng B2B hiện là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh của mình.

Khảo sát của Atradius cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với tình trạng nợ khó đòi và nợ xấu nhiều

Sự cần thiết phải có chiến lược quản lý tín dụng chặt chẽ là nội dung chủ đạo suốt cuộc khảo sát. 51% các công ty chọn lựa giải pháp tự quản lý rủi ro khách hàng ngay cả khi rủi ro của chiến lược này là tạo gánh nặng nguồn lực và không cho phép công ty sử dụng các nguồn tiền đó để mở rộng kinh doanh. Mặt khác, 42% các công ty được hỏi thuê dịch vụ ngoài của một công ty bảo hiểm tín dụng hoặc mua các giải pháp tài chính thương mại cụ thể.

Bà Vũ Thị Đức Hạnh, Giám đốc Quốc gia của Atradius Việt Nam, chia sẻ "Việc áp dụng các chiến lược và công cụ quản lý rủi ro tín dụng mạnh mẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ doanh nghiệp của bạn trước những khách hàng không trả được nợ. Chiến lược này cũng mang lại quyền truy cập vào thông tin rủi ro chuyên sâu của khách hàng tiềm năng và theo dõi thường xuyên thông tin thị trường. Một công cụ như bảo hiểm tín dụng thương mại có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện DSO và giải phóng vốn lưu động ".

Báo cáo về Xu hướng Thực tiễn Thanh toán của Atradius là một khảo sát hàng năm về thực tiễn thanh toán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) ở các thị trường trên toàn thế giới, được thực hiện dựa trên cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các doanh nghiệp B2B trên khắp Châu Á, Úc, Châu Âu và Bắc Mỹ, để cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng thực tiễn thanh toán của các khách hàng mà họ thực hiện giao thương cùng. Báo cáo ghi nhận phản hồi trực tiếp từ các doanh nghiệp ở một thị trường hoặc khu vực nhất định về cách họ quản lý rủi ro không thanh toán liên quan đến việc bán hàng trả chậm cho khách hàng B2B.

Atradius là tập đoàn cung cấp bảo hiểm tín dụng thương mại, bảo lãnh và cam kết thanh toán và dịch vụ thông tin hàng đầu trên toàn thế giới với sự hiện diện chiến lược tại hơn 50 quốc gia. Các sản phẩm bảo hiểm tín dụng, bảo lãnh, cam kết thanh toán và dịch vụ thông tin cung cấp bởi Atradius giúp bảo vệ các công ty trên toàn thế giới chống lại các rủi ro thương mại liên quan đến việc bán hàng hóa và dịch vụ bằng hình thức tính dụng. Atradius là thành viên của Grupo Catalana Occidente (GCO.MC), một trong những nhà cung cấp bảo hiểm lớn nhất ở Tây Ban Nha và là một trong những công ty bảo hiểm tín dụng lớn nhất thế giới.

 

Cùng chủ đề
Đẩy mạnh xuất khẩu qua Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu
Tiếp tục phát huy thành công, hiệu quả của năm 2023, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu chính thức quay trở lại từ ngày 8 – 11/5/2024 tại Trung...
CMC đầu tư 1.000 GPU NVIDIA thế hệ mới trị giá 250 triệu USD
Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC Tp. HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDI...
Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng
Ngày 24-4-2024, Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), đại diện các Bộ ban ngành tổ chức...
Việt Nam nuôi vịt, heo nhiều thứ 2 và thứ 5 thế giới
Nhiều lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam đang có vị thế cao trên thế giới như: đàn thủy cầm (chủ lực là vịt) xếp thứ 2 với 103 triệu con, đàn heo xếp thứ...
Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, thực phẩm TPHCM 2024 dự kiến thu hút 400 doanh nghiệp
Ngày 16-4-2024, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) họp báo công bố tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, thực...
Đẩy mạnh xuất khẩu qua Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu
Tiếp tục phát huy thành công, hiệu quả của năm 2023, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu chính thức quay trở lại từ ngày 8 – 11/5/2024 tại Trung...
CMC đầu tư 1.000 GPU NVIDIA thế hệ mới trị giá 250 triệu USD
Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC Tp. HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDI...
Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng
Ngày 24-4-2024, Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), đại diện các Bộ ban ngành tổ chức...
Việt Nam nuôi vịt, heo nhiều thứ 2 và thứ 5 thế giới
Nhiều lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam đang có vị thế cao trên thế giới như: đàn thủy cầm (chủ lực là vịt) xếp thứ 2 với 103 triệu con, đàn heo xếp thứ...
Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, thực phẩm TPHCM 2024 dự kiến thu hút 400 doanh nghiệp
Ngày 16-4-2024, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) họp báo công bố tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, thực...
Để lại bình luận