Cơ hội vàng để doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa hàng hóa vào châu Âu
Trần Hoàng
22/07/2022
Bài viết: 270
Bình luận: 0

Thời điểm hiện nay được xem là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước có thể đưa hàng hóa “xanh” và chất lượng tốt vào thị trường châu Âu, trong đó đáng chú ý là hàng hóa thời trang như may mặc, túi xách, giày dép…

Thông tin này được ghi nhận tại Hội thảo dệt may cải tiến hậu Covid-19 diễn ra vào ngày 22-7 tại TPHCM.

Bà Mandy Chau (thứ 2 từ phải sang) chia sẻ thông tin về nhu cầu tìm nhà sản xuất sản phẩm thời trang ở Việt Nam tăng cao của doanh nghiệp châu Âu, và ông Dave Quach (giữa) thảo luận tại sự kiện.

Tại sự kiện, bà Mandy Chau, Giám đốc Công ty TNHH Telileo Việt Nam, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp châu Âu với doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, cho biết hiện có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa châu Âu muốn công ty bà kết nối và tìm đối tác ở Việt Nam để đặt hàng sản xuất.

“Thực tế nhu cầu này diễn ra khi các doanh nghiệp sản xuất các nước tại Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển hoặc mở rộng ra các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam”, bà Mandy Chau nói, và cho rằng: xu hướng dịch chuyển này ngày càng nhiều hơn kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8-2020, các doanh nghiệp EU kỳ vọng sẽ nhận được ưu đãi thuế quan khi nhập hàng hóa từ Việt Nam.

Và theo bà Mandy Chau, đại dịch Covid-19 xảy ra dẫn đến chuỗi cung ứng nhiều nước bị đứt gãy đã càng thôi thúc các doanh nghiệp khu vực này tìm đến Việt Nam đặt hàng sản xuất nhiều hơn.

“Tôi phải nói là cơ hội làm ăn đã đến ngay trước cửa nhà. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng đầu tư và thay đổi nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn cao và khắt khe mà thị trường châu Âu đặt ra không thôi”, bà Mandy Chau lưu ý.

Qua quá trình làm việc với doanh nghiệp Đức, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,… các nhà mua hàng ở EU đã tìm đến các nhà máy ở Việt Nam có đủ năng lực để cung cấp sản phẩm cho họ. Và so với các nhà cung cấp ở các nước khác, Việt Nam có nhiều lợi thế về sản xuất, được sự quan tâm và đánh giá cao của các nhà mua hàng quốc tế.

“Đã có một sự gia tăng đột biến các doanh nghiệp khu vực châu Âu dịch chuyển đơn hàng sản xuất từ Trung Quốc, Thái Lan,… đến Việt Nam hiện nay”, bà Mandy Chau khẳng định.

Tuy nhiên, cũng theo bà Mandy Chau, người tiêu dùng EU yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo tính bền vững, sản xuất “xanh” cũng như tính minh bạch cao như nguồn gốc, sản xuất phân hủy, tác động môi trường, lao động của doanh nghiệp…

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm hiểu các sản phẩm, nguyên phụ liệu dệt may, da giày … thân thiện môi trường trong khuôn khổ hội thảo được tổ chức tại Amanaki, TPHCM.

Tại sự kiện, các diễn giả tham gia chia sẻ ý kiến mang tới những góc nhìn đa chiều cũng như vấn đề cấp thiết của từng mắt xích trong chuỗi cung ứng đối với xu hướng phát triển xanh bền vững.

Nội dung xoay quanh những vấn đề trọng yếu đang cản trở sự phát triển bền vững của ngành dệt may, và xác định hướng đi để các sản phẩm “Made in Viet Nam” tự tin đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thế giới cũng như tiếp cận được rộng rãi tới người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn không chỉ về kiểu dáng mà còn cả khả năng tích hợp thêm các yếu tố bảo vệ sức khỏe và trách nhiệm với môi trường sống.

Các doanh nghiệp và chuyên gia khẳng định “xanh hóa” ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn.

Đơn cử như Công ty Vải sợi Bảo Lân sau nhiền năm theo đuổi mục tiêu sản xuất bền vững và bảo vệ con người, giờ đây các loại vải Eco có khả năng chống tia UV với UPF, kháng côn trùng, kháng mùi, làm mát, chống bụi mịn… của công ty được các hãng thời trang trong và ngoài nước tin dùng và đang có xu hướng gia tăng.

Từ kinh nghiệm ở bản thân, ông Dave Quach, người sáng lập Công ty Vải sợi Bảo Lân, cho rằng để phát triển bền vững và thân thiện với môi trường thì yêu cầu doanh nghiệp phải có sự quyết tâm cao và chấp nhận thay đổi.

“Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có động lực để thực hiện”, ông Dave Quach nói, và cho rằng: “Thực tế nhu cầu thị trường với sản phẩm xanh, thân thiện môi trường hiện nay đang là xu hướng ở nhiều nước trên thế giới và cả ở thị trường trong nước. Đây được xem là động lực để doanh nghiệp dám đầu tư và thay đổi”.

Tại sự kiện, một số ý kiến còn cho rằng thị trường EU đề cao phóng cách riêng và các xu hướng mới liên tục thay đổi. Do đó, để khai thác được thị trường này, doanh nghiệp phải có đủ năng lực phát triển, cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã, tính năng sản phẩm thường xuyên hơn…

Bên cạnh đó, những yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo tính bền vững như nguồn gốc, sự tác động môi trường,… của sản phẩm yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh bằng các chứng nhận, chứng chỉ của các cơ quan, tổ chức có uy tín, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ và đáp ứng.

Cùng chủ đề
Nhà bán hàng TMĐT xuyên biên giới Việt Nam được Alibaba.com tôn vinh
Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà lãnh đạo thương mại điện tử (TMĐT) xuất sắ...
Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam chính thức vận hành thương mại
Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn hay LSP, công ty thành viên của SCG Chemicals (SCGC), thuộc Tập đoàn SCG, vừa thông báo Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên...
VietnamPrintpack 2024: dẫn đầu đổi mới trong ngành In ấn và bao bì
VietnamPrintPack 2024 - Triển lãm Quốc tế lần thứ 22 về máy và thiết bị ngành công nghiệp Đóng gói Bao Bì & In Ấn năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 -...
Xuất khẩu đồ gỗ tăng 25% trong 7 tháng, vượt mốc 10 tỉ đô la Mỹ
Xuất khẩu của ngành đồ gỗ 7 tháng năm 2024 tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10,7 tỉ đô la Mỹ, cho thấy xu hướng phục hồi của ngành ngày càng rõ...
MediaTek nhấn mạnh tập trung vào AI để nắm bắt các công nghệ tương lai
Tại buổi Gặp gỡ truyền thông Việt Nam 2024, lãnh đạo thuộc công ty bán dẫn hàng đầu thế giới này đã nhấn mạnh vị thế dẫn đầu bền vững và định vị chiến...
Nhà bán hàng TMĐT xuyên biên giới Việt Nam được Alibaba.com tôn vinh
Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà lãnh đạo thương mại điện tử (TMĐT) xuất sắ...
Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam chính thức vận hành thương mại
Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn hay LSP, công ty thành viên của SCG Chemicals (SCGC), thuộc Tập đoàn SCG, vừa thông báo Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên...
VietnamPrintpack 2024: dẫn đầu đổi mới trong ngành In ấn và bao bì
VietnamPrintPack 2024 - Triển lãm Quốc tế lần thứ 22 về máy và thiết bị ngành công nghiệp Đóng gói Bao Bì & In Ấn năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 -...
Xuất khẩu đồ gỗ tăng 25% trong 7 tháng, vượt mốc 10 tỉ đô la Mỹ
Xuất khẩu của ngành đồ gỗ 7 tháng năm 2024 tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10,7 tỉ đô la Mỹ, cho thấy xu hướng phục hồi của ngành ngày càng rõ...
MediaTek nhấn mạnh tập trung vào AI để nắm bắt các công nghệ tương lai
Tại buổi Gặp gỡ truyền thông Việt Nam 2024, lãnh đạo thuộc công ty bán dẫn hàng đầu thế giới này đã nhấn mạnh vị thế dẫn đầu bền vững và định vị chiến...
Để lại bình luận