Doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến đứng đầu ASEAN để mở rộng kinh doanh
Khôi Lê
14/02/2023
Bài viết: 501
Bình luận: 0

60% doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới. Tỷ lệ này đứng đầu khu vực Đông Nam Á (ASEAN), và chỉ xếp sau Ấn Độ và Bangladesh trong khu châu Á Thái Bình Dương.

Khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm tài chính 2022, do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) công bố tại Việt Nam chiều 13-2.

Khảo sát được thực hiện từ ngày 22-8-2022 đến 21-9-2022 đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại 20 quốc gia/khu vực. Giai đoạn thực hiện khảo sát cũng là lúc nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, khi Trung Quốc đóng cửa còn thị trường châu Âu rơi vào suy thoái.

Cách đây vài năm, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản còn đắn đo khi lựa chọn đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát trong năm 2022, có tới 60% doanh nghiệp Nhật Bản dự định sẽ tiếp tục mở rộng tại Việt Nam trong tương lai. Tỷ lệ này đứng đầu ASEAN, cao hơn nhiều các quốc gia trong khu vực như Thái Lan (40,3%), Indonesia (47,8%) hay Myanmar (11,7%).

Thậm chí tại Myanmar, có tới 30,9 % doanh nghiệp Nhật Bản dự định thu hẹp, rút lui hoặc chuyển hoạt động sang quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Việt Nam chỉ là 1,1% (giảm 1,1% so với năm trước).

Theo đánh giá từ phía doanh nghiệp Nhật Bản, lợi thế hàng đầu của Việt Nam đến từ quy mô thị trường hiện tại cũng như tính tăng trưởng của thị trường trong tương lai. Thị trường ở đây không chỉ được hiểu là thị trường người tiêu dùng mà còn gồm thị trường doanh nghiệp và thị trường Chính phủ.

Tuy vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng phản ánh môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn tồn tại một số rủi ro liên quan đến tính hiệu quả trong các thủ tục hành chính; hệ thống thuế, thủ tục thuế; thực trạng hoàn thiện hệ thống pháp luật; thủ tục visa, cấp phép lao động,…

Về kết quả kinh doanh, trong năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản dự báo có lãi trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là 59,5% (tăng 5,2% so với năm trước). Tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ là 20,8% (giảm 7,8%).

Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh 2023, số doanh nghiệp trả lời “cải thiện” là 53,6%, với nguyên nhân chủ yếu đến từ việc nền kinh tế đã phục hồi sau thời gian ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong khi đó, số doanh nghiệp trả lời “suy giảm” là 6,9%. Lý do đến từ chi phí nguyên vật liệu, logistic, phí nhân công,…tăng. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là ảnh hưởng của biến động tỷ giá.

Để ứng phó với việc chi phí tăng, doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ thay đổi nhà cung cấp hay mua nguyên vật liệu thay thế mà nhiều doanh nghiệp đã xem xét việc tăng cường trang thiết bị, áp dụng số hóa vào sản xuất. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa hầu như đi ngang ở mức 37% và tỷ lệ thu mua từ doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ ở mức rất thấp là 15%. Điều này cho thấy phát triển ngành công nghệ hỗ trợ vẫn đang là vấn đề đối với Việt Nam.

Cùng chủ đề
CMC trình diễn Hệ sinh thái an ninh ATTT tại ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024
Ngày 21-11, tại Hà Nội, Công ty CMC Cyber Security đã ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh ATTT tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Na...
Nhà bán hàng TMĐT xuyên biên giới Việt Nam được Alibaba.com tôn vinh
Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà lãnh đạo thương mại điện tử (TMĐT) xuất sắ...
Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam chính thức vận hành thương mại
Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn hay LSP, công ty thành viên của SCG Chemicals (SCGC), thuộc Tập đoàn SCG, vừa thông báo Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên...
VietnamPrintpack 2024: dẫn đầu đổi mới trong ngành In ấn và bao bì
VietnamPrintPack 2024 - Triển lãm Quốc tế lần thứ 22 về máy và thiết bị ngành công nghiệp Đóng gói Bao Bì & In Ấn năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 -...
Xuất khẩu đồ gỗ tăng 25% trong 7 tháng, vượt mốc 10 tỉ đô la Mỹ
Xuất khẩu của ngành đồ gỗ 7 tháng năm 2024 tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10,7 tỉ đô la Mỹ, cho thấy xu hướng phục hồi của ngành ngày càng rõ...
CMC trình diễn Hệ sinh thái an ninh ATTT tại ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024
Ngày 21-11, tại Hà Nội, Công ty CMC Cyber Security đã ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh ATTT tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Na...
Nhà bán hàng TMĐT xuyên biên giới Việt Nam được Alibaba.com tôn vinh
Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà lãnh đạo thương mại điện tử (TMĐT) xuất sắ...
Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam chính thức vận hành thương mại
Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn hay LSP, công ty thành viên của SCG Chemicals (SCGC), thuộc Tập đoàn SCG, vừa thông báo Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên...
VietnamPrintpack 2024: dẫn đầu đổi mới trong ngành In ấn và bao bì
VietnamPrintPack 2024 - Triển lãm Quốc tế lần thứ 22 về máy và thiết bị ngành công nghiệp Đóng gói Bao Bì & In Ấn năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 -...
Xuất khẩu đồ gỗ tăng 25% trong 7 tháng, vượt mốc 10 tỉ đô la Mỹ
Xuất khẩu của ngành đồ gỗ 7 tháng năm 2024 tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10,7 tỉ đô la Mỹ, cho thấy xu hướng phục hồi của ngành ngày càng rõ...
Để lại bình luận