Giao thương hai chiều Việt Nam – Nhật Bản tăng 11% trong quí 1
Khôi Lê
02/05/2022
Bài viết: 501
Bình luận: 0

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong quý đầu năm nay tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Việt Nam nhập siêu khoảng 500 triệu đô la Mỹ từ đất nước mặt trời mọc.

Giới phân tích đánh giá kết quả giao thương tăng trưởng trên là đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế và dịch bệnh trên thế giới còn nhiều phức tạp.

Tiềm năng tăng trưởng giao thương giữa hai nước được các chuyên gia kinh tế đánh giá là rất lớn trong thời gian tới, nhất là các mặt hàng nông nghiệp, thủy hải sản và thực phẩm Việt Nam sang nước này.

Giao thương hai chiều Việt Nam – Nhật Bản tăng 11% trong quí 1-2022

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm đạt 11,2 tỉ đô la, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt gần 5,4 tỉ đô la.

Các mặt hàng chính của Việt Nam xuất sang thị trường xứ hoa anh đào gồm phương tiện vận  tải và phụ tùng, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng thủy sản, máy vi tính và sản phẩm điện tử và linh kiện…

Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu của Nhật Bản đạt gần 5,8 tỉ đô la, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2021 với các nhóm hàng nhập khẩu chính như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại, chất dẻo nguyên liệu…

Như vậy tính ra, trong quí 1 năm nay, Việt Nam nhập siêu từ thị trường Nhật Bản khoảng 500 triệu đô la. Dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng dư địa từ Nhật Bản còn rất lớn và là mảnh đất nhiều tiềm năng giúp tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai.

Trải qua gần 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu hợp tác nổi bật trên các lĩnh vực. Trong thời gian tới, hai bên đang đẩy mạnh hợp tác nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới, sâu sắc, thực chất và hiệu quả hơn.

Với thương mại, hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999. Năm 2021 kim ngạch thương mại song phương đạt 42,7 tỉ đô la, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 20 tỉ đô la (tăng 4,4%) và nhập siêu 2,52 tỉ đô la.

Đều là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Việt Nam và Nhật Bản phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai và tận dụng hiệu quả những cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại.

Nhiều hàng hóa, thương hiệu Nhật Bản cũng vào thị trường Việt Nam.

Với dân số gần 126 triệu người và thu nhập bình quân đầu người khoảng 43.000 đô la/người/năm, Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn. Trong bối cảnh xuất nhập khẩu bị tác động do dịch Covid-19, thị trường Nhật Bản vẫn là điểm sáng khi duy trì được mức tăng trưởng đáng khích lệ.

Tiềm năng cao xuất khẩu nông thủy sản và thực phẩm!

Hiện nay, hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam được biết đến rộng rãi, được người tiêu dùng xứ mặt trời mọc, cộng đồng người Việt và người dân các nước châu Á đón nhận và có lượng tiêu thụ tốt.

Nhật Bản vốn được biết đến là thị trường “rất khó tính”, có nhiều tiêu chí khắt khe về tiêu chuẩn hàng hóa, không dễ thâm nhập. Đối với mặt hàng nông sản thì càng khó hơn, bởi phải qua các vòng “sát hạch” gắt gao. Thế nhưng tín hiệu đáng mừng là ngày càng có nhiều sản phẩm của các địa phương, doanh nghiệp Việt đưa được sang nước này.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông thủy sản – thực phẩm nước ngoài, bao gồm: cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê…

Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng nói trên và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường này. Trong năm qua, các mặt hàng xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng rất tốt như: cà phê tăng 25,5%; hàng rau quả tăng 20%; hạt điều tăng 39%; hạt tiêu tăng 56%… Một số mặt hàng hoa quả Việt Nam cũng ngày càng phổ biến trên thị trường như thanh long, xoài, dừa, vải…

Ngoài bán cho người bản sứ, tại Nhật Bản, số lượng người dân đến từ các nước châu Á đang sinh sống và làm việc lên tới 10 triệu người, đồng thời số lượng người Việt Nam gần 500.000 người trong năm 2021.

Do vậy, theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hàng nông thủy sản – thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi, được cả người Nhật, cộng đồng người Việt và người dân các nước châu Á khác đón nhận và có lượng tiêu thụ tốt. Đây là những tiền đề cho thấy hàng nông thủy sản Việt Nam còn nhiều tiềm năng để xuất khẩu hơn nữa sang Nhật Bản trong thời gian tới.

Cùng chủ đề
Bosch 10 năm liên tiếp góp mặt trong danh sách Top 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam
Bosch liên tục góp mặt trong nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam và đạt thứ hạng cao trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao và phần mềm từ năm 2014.&nb...
Triển lãm SFS 2024 ở Bình Dương: Cơ hội cho doanh nghiệp gỗ Việt tiếp cận công nghệ hiện đại
Triển lãm Quốc tế về Giải pháp Nội thất Thông minh 2024 (SFS VietNam 2024) sẽ được tổ chức tại WTC EXPO Bình Dương (tỉnh Bình Dương) từ ngày 27 đến 30...
Thái Lan thúc đẩy quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp tại Hội nghị chuyên đề ESG 2024
Chính phủ Thái Lan sẵn sàng thúc đẩy các kế hoạch nhằm tăng tốc quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng trưởng ki...
Chuyển đổi sản xuất với hệ sinh thái nhà máy thông minh của Bosch Rexroth
Bosch Rexroth Việt Nam tham gia sự kiện Automation World Vietnam 2024 được tổ chức tại WTC Expo Bình Dương. Đây là cơ hội để Bosch mang đến cho khách...
Phục hồi kinh tế Việt Nam đóng góp tăng trưởng của Tập đoàn SCG (Thái Lan)
Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý 2/2024 với các kết quả khả quan như tăng trưởng doanh số và lợi nhuận so với quý...
Bosch 10 năm liên tiếp góp mặt trong danh sách Top 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam
Bosch liên tục góp mặt trong nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam và đạt thứ hạng cao trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao và phần mềm từ năm 2014.&nb...
Triển lãm SFS 2024 ở Bình Dương: Cơ hội cho doanh nghiệp gỗ Việt tiếp cận công nghệ hiện đại
Triển lãm Quốc tế về Giải pháp Nội thất Thông minh 2024 (SFS VietNam 2024) sẽ được tổ chức tại WTC EXPO Bình Dương (tỉnh Bình Dương) từ ngày 27 đến 30...
Thái Lan thúc đẩy quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp tại Hội nghị chuyên đề ESG 2024
Chính phủ Thái Lan sẵn sàng thúc đẩy các kế hoạch nhằm tăng tốc quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng trưởng ki...
Chuyển đổi sản xuất với hệ sinh thái nhà máy thông minh của Bosch Rexroth
Bosch Rexroth Việt Nam tham gia sự kiện Automation World Vietnam 2024 được tổ chức tại WTC Expo Bình Dương. Đây là cơ hội để Bosch mang đến cho khách...
Phục hồi kinh tế Việt Nam đóng góp tăng trưởng của Tập đoàn SCG (Thái Lan)
Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý 2/2024 với các kết quả khả quan như tăng trưởng doanh số và lợi nhuận so với quý...
Để lại bình luận