Hãy là liều vaccine tốt nhất mà cộng đồng đang mong
CAND Thái Bình
17/07/2021
Bài viết: 5
Bình luận: 1

1. Cũng như nhiều địa phương khác của cả nước, TP Hồ Chí Minh - nơi chúng tôi đang sinh sống, tác nghiệp vẫn đang “căng sức” để chống “đại dịch” COVID-19. Cũng như cả chục triệu người dân thành phố lúc này, chúng tôi rất cảm ơn và cảm động trước những tấm lòng, sự sẻ chia, lời hỏi han, động viên chân thành của anh em bạn bè, đồng nghiệp từ khắp nơi. Có khi sáng mới ngủ dậy, tôi đã thấy có hàng chục tin nhắn…như thế.

Khó thì khó chung. Nguy cơ bị…“cô vi” tấn công, bủa vây luôn thường trực thế nhưng, báo vẫn phải in và phát hành, đài vẫn phát sóng. Công việc hàng ngày của anh em không còn bình thường như trước nữa do xã hội đang tập trung nhiều nhất vào nhiệm vụ phòng, chống dịch. Không ít anh em bị “đói” thông tin do đầu mối tiếp xúc bị hạn chế. Trong khi đó, nhiều phóng viên địa bàn, nhất là mảng y tế, giáo dục, kinh tế, đời sống xã hội,…phải nâng năng suất làm việc. Lên cơn sốt run người hay những biểu hiện khác rất khó chịu do tác dụng của vaccine, các phóng viên, trong đó có nhiều phóng viên nữ vẫn quyết không để gián đoạn công việc. Vừa được tiêm xong lại lao đi. Nhiều cơ quan báo chí đã dự liệu sẵn tình huống, cơ quan, trụ sở bị phong tỏa do xuất hiện F0. Tất cả nỗ lực ấy đều không nằm ngoài mục tiêu thực hiện nhiệm vụ chính trị và sứ mệnh phục vụ kháng thính giả, độc giả. 

 

Xông trận tác nghiệp trước những mối nguy cho sức khỏe chưa từng có trong lịch sử, anh em làm báo dù luôn có nhiều thông tin, biết trước thông  tin liên quan, nhưng ai cũng gợn sự lo lắng, đôi khi cảm giác người mình âm ấm, khó thở. Quý một điều là, hầu hết đều lạc quan, không chùn bước... Có mặt tại các “điểm nóng” luôn ý thức cao sự nguy hiểm trước COVID, luôn đảm bảo an toàn cho mình, cho cộng đồng thế nhưng một số nhà báo chẳng may đã trở thành F0, F1, phải vào bệnh viện điều trị, vào khu cách ly. Đi vội bằng xe… ưu tiên chẳng ai mong muốn nhưng họ không quên mang theo một số đồ nghề cần thiết nhất, để tác nghiệp…

 

Giờ khi viết những dòng này, tôi cũng cảm thấy cay cay mắt khi nhớ lại những ngày gần cuối tháng sáu. Xã hội tôn vinh những người cầm bút nhưng từ trước ngày 21-6 và mãi cho đến bây giờ, rất nhiều phóng viên trong tình trạng “hạn chế” vào cơ quan và không được một ngày ngơi nghỉ đúng nghĩa. Mọi sự cảm ơn, chúc tụng, cả lời rủ rê… đều được để dành, hẹn “dịch tan”. Những tin nhắn “nhớ anh em quá”, “thèm tụ tập quá”,… cứ tăng tầng suất trong các group của anh em phóng viên cùng mảng, lĩnh vực, địa bàn công tác.
 

 

Hôm qua, một đồng nghiệp cùng cơ quan từ Hà Nội nhắn tin hỏi thăm. Tôi  đã kể vài ý để bạn ấy hình dung về tinh thần cũng như điều kiện sinh hoạt, tác nghiệp của anh em đang trong tâm dịch, cả thành phố phải giãn cách:

 

“Dây căng tứ bề. Nhiều anh em, sáng thức dậy, hé cửa ra thấy dây căng cạnh cửa nhà mình. Mấy hôm đầu, khi hơn 300 chốt cấp quận được lập lên, đi làm lúc nào cũng thủ sẵn hai ba loại giấy tùy thân trong túi để trình. Nhiều anh em đi từ nhà vào tới cơ quan phải qua 4-5 chốt. Hôm nào thấy người khó khó chịu, tự không dám ngồi gần với ai hết, sợ mình bị… dấu cộng.

 

Cũng như không ít đồng nghiệp khác, đồ đạc mình xếp sẵn, để khi có cuộc gọi của bên y tế là ngồi im, chờ xe tới…đón. Tinh thần luôn sẵn sàng như thế. Mà mình có kinh nghiệm ở trong khu cách ly rồi nên cũng ít sợ hơn. Nhưng rồi ý nghĩ ấy lại tan nhanh khi được biết, nhiều khu cách ly và đặc biệt là bệnh viện trong đợt dịch này đã có dấu hiệu quá tải, lại cảm thấy sợ. Càng sợ khi nghĩ đến tình huống mình bị dính nhưng thuộc dạng không biểu hiện ra. Nói chung là cũng chẳng khác với nhiều người dân, lo sợ… đủ thứ”. 

 

Suy nghĩ một cách tích cực, chúng tôi thấy mình may mắn hơn so với rất nhiều người. Vinh dự hơn khi chúng ta lại còn là chiến sỹ mà “cuộc chiến” phía trước đang rất cần. Tinh thần xung kích, xông pha, sát cánh, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời của đội ngũ phóng viên “chiến trường” nói riêng, của tất cả cơ quan báo chí nói chúng sẽ góp phần rất quan trọng không chỉ để ghi nhận  những nỗ lực của cả nước, đặc biệt là các lực lượng ở tuyến đầu, mà trì mà còn tạo ra một khí thế, sức mạnh rất cần thiết để Việt Nam chiến thắng đại dịch.

 

Cũng hôm qua, tôi đã nói với đồng nghiệp của mình rằng: “Sống, tác nghiệp trong vùng giãn cách kéo dài riết rồi thấy cũng quen. Mai mốt hết dịch, làm gì chắc ta cũng sẽ cảm thấy sung sướng!”   

2. Đặc thù công việc nhưng trong điều kiện bị hạn chế di chuyển nên tôi  vẫn phải luôn nghe ngóng thông tin từ nhiều kênh, nhất từ anh em đồng nghiệp và cả mạng xã hội. Tôi thấy, trong những lúc như thế này, vai trò của truyền thông  cực kỳ quan trọng. Giờ có khi chỉ trong vòng một hai giờ, nhờ truyền thông mà nhiều chủ trương, thông điệp mới kịp đến với mọi người, mọi nhà dù ở nơi xa nhất. Cập nhật thông tin liên quan COVID đã thành thói quen của nhiều người.

 

Không phải chỉ chuyện riêng tư, nhiều cư dân mạng còn tích cực chia sẻ, làm lan tỏa nhanh các thông tin từ báo chí nhất là các vấn đề liên quan đến ý kiến phân tích của chuyên gia, kinh nghiệm của những nơi chống dịch hiệu quả. 

Một tài khoản Facebook thể hiện tình cảm với tâm dịch TP Hồ Chí Minh

Cũng trên môi trường mạng, có nhiều cư dân đã chắc lọc đăng tải những hiến kế hay, kêu gọi sự bình tĩnh, nâng cao ý thức phòng ngừa dịch bệnh, làm lan tỏa tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Nhiều “nhà báo nhân dân” còn chia sẻ các cảnh báo từ cơ quan Công an, ngân hàng, cùng góp phần nâng cao ý thức cảnh giác trong cộng đồng trước nhiều thủ đoạn, phương thức mới của tội phạm. Những việc làm ấy rất đáng hoan nghênh. 

 

Tiếc rằng, bên cạnh đó vẫn còn biểu hiện truyền thông giật gân, câu like, gây “sốc”, thiếu kiểm chứng, không theo nguồn đáng tin cậy,… Như sáng 14-7, trên mạng xã hội lan truyền thông tin “sẽ đóng cửa (lock down) toàn thành phố”, kêu gọi người dân tụ tập mua sắm, tích trữ hàng hóa; thậm chí cho rằng một lãnh đạo thành phố bị dương tính với COVID-19. Anh em chúng tôi đã phải gọi điện nhiều nơi để xác minh. Xong mới biết, ấy là “Fake news”. Mấy hôm trước, nghi là tin giả nhưng anh bạn tôi ở Đà Nẵng cũng cảm thấy lo lắng, gọi điện hỏi tôi khi thấy cư dân mạng bàn tán  tin…thành phố “toang như Ấn Độ”.  

Một tin thất thiệt lan truyền trên mạng gây hoang mang cho cộng đồng

Bên cạnh dạng thông tin không đúng sự thật, dễ gây hoang mang cho cộng đồng như vừa kể, nhiều cư dân mạng còn đăng, chia sẻ những nội dung gây kỳ thị, chia rẽ đoàn kết. Hiện cả nước có trên 70 triệu người dùng mạng xã hội. Cùng với hệ thống báo chí chính thống, đấy là “thành lũy” rất vững chắc nếu như thông qua đó, mỗi “nhà báo” phản ánh chân thật, sinh động, không để bị lôi kéo, kích động dẫn đến phản ánh sai lệch bản chất vụ việc. Tôi nghĩ, nhà nước cũng cần lưu ý tận dụng nền tảng mạng xã hội, tạo ra và tổ chức tốt hơn các kênh tương tương tác, để bản chất của những vấn đề mà dư luận đang quan tâm được hiển diện nguyên hình hài. Khi đó, tin đồn, tin giả khó còn “đất sống”; những ý đồ kích động, chống phá cũng sẽ bị đập tan…  

  

 

Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây cũng đã ban hành các quy tắc (dành cho nhiều đối tượng) nhằm hướng đến xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trên MXH. Theo suy nghĩ của tôi, hơn lúc nào hết, giờ mỗi một thông tin đưa lên MXH, người sử dụng cần phải thật sực cân nhắc, trước hết phải đảm bảo tính đúng đắn trước pháp luật và đấy phải là thông tin tốt cho cộng đồng. Nếu có thể, hãy viết gì đó để tài khoản MXH của mình cần thiết tựa liều vaccine mà cộng đồng đang mong đợi!
THÁI BÌNH

Cùng chủ đề
Ban IV: Phần lớn doanh nghiệp Việt đối diện với tình thế chông chênh
Theo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang khó khăn về dòng vốn. Trong khi đó, một số ngành như...
CMC giúp các em nhỏ dị tật khe hở môi, hàm ếch viết tiếp ước mơ
Mới đây, đại diện CMC đã tham dự chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Bệnh viện Việt Nam – Cu B...
Không có chuyện Malaysia bán xăng 13.000 đồng/lít cho Việt Nam
Giá xăng 13.000 đồng một lít của Malaysia là bán tại thị trường nội địa nước này, không phải là giá xuất khẩu và không phải mức đề xuất bán cho Việt N...
Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh phải tạo đột phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 642/QĐ-TTg ngày 26/5/2022 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) thời kỳ 2021-...
ADB và BIDV dự báo lạm phát Việt Nam năm nay có thể lên đến 4,2%
ADB và BIDV dự báo trong năm nay lạm phát Việt Nam tăng khá mạnh, có thể lên mức 3,8-4,2% năm 2022 và duy trì mức 4% năm 2023. Đáng chú ý trong báo...
Ban IV: Phần lớn doanh nghiệp Việt đối diện với tình thế chông chênh
Theo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang khó khăn về dòng vốn. Trong khi đó, một số ngành như...
CMC giúp các em nhỏ dị tật khe hở môi, hàm ếch viết tiếp ước mơ
Mới đây, đại diện CMC đã tham dự chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Bệnh viện Việt Nam – Cu B...
Không có chuyện Malaysia bán xăng 13.000 đồng/lít cho Việt Nam
Giá xăng 13.000 đồng một lít của Malaysia là bán tại thị trường nội địa nước này, không phải là giá xuất khẩu và không phải mức đề xuất bán cho Việt N...
Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh phải tạo đột phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 642/QĐ-TTg ngày 26/5/2022 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) thời kỳ 2021-...
ADB và BIDV dự báo lạm phát Việt Nam năm nay có thể lên đến 4,2%
ADB và BIDV dự báo trong năm nay lạm phát Việt Nam tăng khá mạnh, có thể lên mức 3,8-4,2% năm 2022 và duy trì mức 4% năm 2023. Đáng chú ý trong báo...
Để lại bình luận
Mong lắm... sự bình yên nhanh trở lại với SG nói riêng và cả nước nói chung.