Khi Việt Nam vượt mặt 'ngôi vương' của Trung Quốc về xuất khẩu đồ nội thất vào thị trường Mỹ!
Xuân Lộc
15/05/2022
Bài viết: 414
Bình luận: 0

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) gần đây công bố đã nhận đơn đề nghị điều tra phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với sản phẩm tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. Dự kiến cuối tháng 5-2022 DOC sẽ ra quyết định khởi xướng điều tra.

Nguyên đơn cáo buộc rằng các nhà sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam đã nhập tủ/bộ phận tủ từ Trung Quốc là đối tượng bị áp dụng thuế phòng vệ thương mại sau đó lắp ráp hoàn thiện tại Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ. Đây là một trong những động thái mà phía Mỹ "hành động" khi thấy sản phẩm tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh.

Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đang thu hút các nhà mua hàng thế giới, trong đó đáng chú ý là khách hàng Mỹ.

Cụ thể trong giai đoạn 2019-2021, sau khi Mỹ áp thuế với Trung Quốc, nhập khẩu sản phẩm bị đề nghị điều tra từ Trung Quốc vào Mỹ giảm 54% (từ 2,5 xuống còn 1,6 tỉ đô la Mỹ), trong khi đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ lại tăng tới hơn 130% (từ 1,37 lên 2,7 tỉ đô la). Đặc biệt lượng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng tăng gần gấp 4 lần (từ 232 triệu lên 810 triệu đô la).

Trên thực tế, xảy ra tình hình này đã được giới phân tích và các chuyên gia cảnh báo trong những năm qua khi nhìn thấy xuất khẩy đồ gỗ từ Việt Nam sang Mỹ tăng rất cao.

Theo Furniture Today, năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 7,4 tỉ đô la đồ nội thất gỗ sang Mỹ, tăng 31% so với năm 2019 và vượt qua Trung Quốc, đất nước ghi nhận 7,33 tỉ đô la giá trị xuất khẩu trong cùng năm. Mức xuất khẩu này của Trung Quốc giảm 25% so với năm 2019. Dù khoảng cách chênh lệch không lớn nhưng vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn cầu được khẳng định, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành nội thất gỗ trong những năm gần đây.

Thị trường Mỹ, chiếm hơn 50% giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam, tiếp tục đổ đơn hàng về Việt Nam cùng lúc với những thách thức đáng chú ý. Phía nhà nhập khẩu đã đặt ra nghi ngờ có gian lận thương mại trong bối cảnh Mỹ đánh thuế cao nhập khẩu nhóm hàng này từ Trung Quốc.

Không chỉ sản phẩm tủ gỗ, theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), trong danh sách cảnh báo sản phẩm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp phòng vệ thương mại (cập nhật đến tháng 11-2021), có 11 sản phẩm thì có tới 4 sản phẩm gỗ và đều xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Ngoài tủ gỗ còn có gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng; ghế sofa có khung gỗ; và gỗ thanh và viền dải gỗ. Nguyên nhân là do những mặt hàng này xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh từ năm 2020 và đây cũng là nhóm mặt hàng Mỹ đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp của Trung Quốc với mức thuế suất cao.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), các mặt hàng như bộ phận đồ gỗ, nội thất phòng bếp (tủ bếp, tủ nhà tắm), nội thất phòng ngủ, nội thất bằng gỗ khác, có mức tăng trưởng nhanh trong thời gian qua. Riêng đối với mặt hàng tủ bếp, thị trường Mỹ với quy mô 5-7 tỉ đô la/năm, nhóm mặt hàng này đang được các doanh nghiệp ngành gỗ ở Việt Nam mở rộng mạng lưới sản xuất và xuất khẩu nhằm chiếm lĩnh thị phần.

Do xuất khẩu tủ bếp từ Việt Nam vào Mỹ tăng trưởng mạnh, nên theo Viforest, điều này ẩn chứa rủi ro gian lận xuất xứ.

Tại hội thảo chuyên ngành đồ gỗ gần đây, bà Nguyễn Phạm Như Hà ở Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), cho biết thời gian qua cơ quan hải quan đã nhận thấy được những rủi ro tiềm ẩn từ gia tăng kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc, đồng thời gia tăng xuất khẩu gỗ đi Mỹ từ năm 2018. Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu, Tổng cục Hải quan không chỉ đánh giá với mặt hàng gỗ mà còn đánh giá với các mặt hàng khác, nhưng gỗ là mặt hàng rất đáng lo ngại.

Cũng theo bà Hà, có hai hình thức gian lận chính mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc đang lợi dụng để lấy xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Thứ nhất là nhập khẩu gỗ ván bóc, ván dán nhưng sau đó lấy xuất xứ Việt Nam để xuất đi. Doanh nghiệp hầu như không làm gì nhiều trên công đoạn từ khi nhập nguyên liệu đến khi ra thành phẩm để xuất đi.

Như vậy là không đáp ứng tiêu chuẩn về xuất xứ Việt Nam. Thứ hai, các doanh nghiệp mua nguyên liệu từ nhà cung cấp là doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc, nhưng mỗi doanh nghiệp chỉ mua một vài sản phẩm, sau đó lắp ráp lại. “Hình thức mua bán lòng vòng khiến cơ quan hải quan khi điều tra, thu thập thông tin rất mất thời gian”, bà Hà chia sẻ.

Sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam

Đại diện Bộ Công Thương cũng chỉ rõ, tăng trưởng nhanh kim ngạch xuất khẩu đi liền với nguy cơ bị điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và cả chống lẩn tránh.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của các biện pháp phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại, chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ bị kiện; theo dõi thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương trong quá trình xuất khẩu sang các nước; tham gia hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình xử lý vụ việc.

Còn theo Viforest, vai trò của các doanh nghiệp trong nước là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm pháp luật, quy định thương mại song phương, không tiếp tay cho những hành vi làm tổn hại hình ảnh, thương hiệu gỗ Việt Nam. Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin nghi ngờ liên quan đến gian lận, vi phạm, từ đó cơ quan chức năng có thể đưa ra biện pháp quản lý tương ứng với mặt hàng, doanh nghiệp.

Viforest cũng kiến nghị cơ quan chức năng thực hiện rà soát kỹ nguồn đầu tư nước ngoài có tính rủi ro cao. Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại quốc tế ngày càng khốc liệt, cần thường xuyên đánh giá các nguy cơ về cạnh tranh không lành mạnh, chuyển tải hàng hóa để hạn chế rủi ro về phòng vệ thương mại.

Cùng chủ đề
Ban IV: Phần lớn doanh nghiệp Việt đối diện với tình thế chông chênh
Theo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang khó khăn về dòng vốn. Trong khi đó, một số ngành như...
CMC giúp các em nhỏ dị tật khe hở môi, hàm ếch viết tiếp ước mơ
Mới đây, đại diện CMC đã tham dự chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Bệnh viện Việt Nam – Cu B...
Không có chuyện Malaysia bán xăng 13.000 đồng/lít cho Việt Nam
Giá xăng 13.000 đồng một lít của Malaysia là bán tại thị trường nội địa nước này, không phải là giá xuất khẩu và không phải mức đề xuất bán cho Việt N...
Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh phải tạo đột phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 642/QĐ-TTg ngày 26/5/2022 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) thời kỳ 2021-...
ADB và BIDV dự báo lạm phát Việt Nam năm nay có thể lên đến 4,2%
ADB và BIDV dự báo trong năm nay lạm phát Việt Nam tăng khá mạnh, có thể lên mức 3,8-4,2% năm 2022 và duy trì mức 4% năm 2023. Đáng chú ý trong báo...
Ban IV: Phần lớn doanh nghiệp Việt đối diện với tình thế chông chênh
Theo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang khó khăn về dòng vốn. Trong khi đó, một số ngành như...
CMC giúp các em nhỏ dị tật khe hở môi, hàm ếch viết tiếp ước mơ
Mới đây, đại diện CMC đã tham dự chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Bệnh viện Việt Nam – Cu B...
Không có chuyện Malaysia bán xăng 13.000 đồng/lít cho Việt Nam
Giá xăng 13.000 đồng một lít của Malaysia là bán tại thị trường nội địa nước này, không phải là giá xuất khẩu và không phải mức đề xuất bán cho Việt N...
Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh phải tạo đột phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 642/QĐ-TTg ngày 26/5/2022 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) thời kỳ 2021-...
ADB và BIDV dự báo lạm phát Việt Nam năm nay có thể lên đến 4,2%
ADB và BIDV dự báo trong năm nay lạm phát Việt Nam tăng khá mạnh, có thể lên mức 3,8-4,2% năm 2022 và duy trì mức 4% năm 2023. Đáng chú ý trong báo...
Để lại bình luận