Không muốn chết ỉu, doanh nghiệp Việt không thể đủng đỉnh "xanh hóa" được nữa!
Khôi Lê
18/03/2022
Bài viết: 501
Bình luận: 0

Nhiều nhãn hàng thời trang và may mặc lớn trên thế giới cam kết sẽ tiếp tục ưu tiên đơn hàng cho doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về sản xuất thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên, và sẽ loại dần những doanh nghiệp không chịu cải tiến sản xuất an toàn.

Những thông tin này được ghi nhận tại Hội thảo “Năng lượng tái tạo – Nguồn Năng lượng Sạch & Bền vững cho ngành Dệt May Việt Nam” vào ngày 18-3 do Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) tổ chức.

Không thể đủng đỉnh được nữa!

Đại diện các nhà cung cấp, sản xuất hàng may mặc tìm hiểu công nghệ năng lượng tái tạo được trưng bày bên lề hội thảo. (Ảnh: Khôi Lê)

Xu hướng hiện nay, các thương hiệu may mặc lớn trên thế giới – đối tác đặt đơn hàng của ngành dệt may Việt Nam – đang chuyển sang ưu tiên các doanh nghiệp xanh. Những doanh nghiệp chậm chân trong khâu áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên… có nguy cơ bị ngừng tiếp nhận đơn hàng hoặc bị từ chối đặt hàng.

Cùng với đó, người tiêu dùng trên toàn cầu cũng ngày càng quan tâm đến trách nhiệm với môi trường của doanh nghiệp khi lựa chọn sản phẩm.

Tại hội thảo, bà Tiên Lê, Quản lý cấp cao hoạt động phát triển bền vững khu vực Đông Nam Á của VF, doanh nghiệp sở hữu nhiều nhãn hàng thời trang hàng đầu thế giới, chia sẻ với mục tiêu hướng đến phát triển bền vững và có lộ trình thực hiện, những năm qua VF có những chương trình hỗ trợ nhiều nhà máy dệt may ở Việt Nam tối ưu hóa bằng cách tiết kiệm, sử dụng nguồn năng lượng sạch, giảm khí thải CO2. Những nhà máy dệt may sản xuất xanh hay ngày càng cải thiện sản xuất bền vững hơn sẽ được VF ưu tiên ký những đơn hàng lớn, lâu dài.

Cũng đặt vấn đề sản xuất an toàn với môi trường và người dùng lên hàng đầu, ông Nguyễn Việt Dũng, phụ trách quản lý hàng may mặc và ba lô túi xách của Puma ở Việt Nam, cho biết Puma có hàng chục nhà cung cấp ở Việt Nam và hãng cũng có lộ trình cụ thể về phát triển bền vững cũng như cắt giảm khí thái.

Vì vậy Puma luôn khuyến khích và hỗ trợ các nhà sản xuất đưa ra những lộ trình tiếp tục phát triển bền vững, cắt giảm phát thải và nâng cao chất lượng sản phẩm. Puma luôn chia sẻ nhu cầu mua hàng và người tiêu dùng để nhà cung cấp thay đổi và thích ứng. Tùy vào khả năng của từng nhà cung cấp mà Puma cùng đồng hành, hỗ trợ họ phát triển theo lộ trình và mục tiêu đặt ra.

“Chúng tôi có cam kết nếu đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn thì thương mại giữa Puma với nhà cung cấp sẽ tiến triển thế nào. Nếu nhà cung cấp không tiến triển trong việc cải thiện sản xuất bền vững thì sẽ ra sao?”, ông Dũng chia sẻ.

Nhà sản xuất, nhà cung cấp không có sự lựa chọn nào khác, buộc phải thay đổi để tồn tại và phát triển hoặc là chết, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tại TPHCM nhận định và cho rằng: “Sản phẩm phải sạch xanh và sản xuất phải thân thiện môi trường”.

Tiết kiệm chi phí, tăng uy tín và được thêm đơn hàng!

Hầu hết các nhãn hàng thời trang, may mặc trên thế giới đều yêu cầu các nhà cung cấp phải “xanh hóa” sản xuất, thân thiện với môi trường và an toàn với người dùng, trong đó có Uniqlo… Ảnh minh họa: Lê Hoàng

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS, cho rằng phát triển năng lượng bền vững, năng lượng tái tạo và tiết kiệm tài nguyên nước là mục tiêu chiến lược của ngành dệt may Việt Nam.

Tại Hội nghị COP 26, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trên cơ sở đó, ngành dệt may Việt Nam đã đưa ra những giải pháp có tính bền vững.

Trong đó đặt ra 4 vấn đề là đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của mục tiêu mà COP 26 đề ra đối với Việt Nam; các điều khoản trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia; yêu cầu của các nhãn hàng khi Việt Nam xuất khẩu sản phẩm ra thế giới và việc cam kết với người tiêu dùng toàn cầu về sự minh bạch, tính an toàn của sản phẩm dệt may.

Ông Giang cho biết thêm, việc chuyển đổi từ các thiết bị thông thường sang các thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường sẽ khiến chi phí sản xuất tăng thêm khoảng 15%, nhưng đều nhận được sự chia sẻ của khách hàng và người tiêu dùng.

Hầu hết các nhãn hàng thời trang, may mặc trên thế giới đều yêu cầu các nhà cung cấp phải “xanh hóa” sản xuất, thân thiện với môi trường và an toàn với người dùng, trong đó có Uniqlo.

Ông Trần Như Tùng, Trưởng ban Phát triển bền vững của VITAS, cũng chia sẻ số liệu của các tổ chức lớn, bộ ngành như Bộ Công Thương, IFC, USAID, cho thấy tiêu thụ điện của ngành dệt may Việt Nam mỗi năm ở mức khoảng 3 tỉ đô la Mỹ.

Với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2021 ở mức 40,47 tỉ đô la, chi phí cho điện năng chiếm tới 7,5% tổng giá trị xuất khẩu. Theo ông Tùng, nếu sử dụng điện hiệu quả hơn, sử dụng các sản phẩm năng lượng tái tạo, ngành dệt may có thể tiết kiệm được 1 tỉ đô la, bên cạnh việc giảm các chi phí sản xuất khác.

Bên cạnh đó, giảm tiêu thụ tài nguyên và chất thải dệt thông qua việc thực hiện phương pháp sản xuất sạch hơn và hiệu quả tài nguyên và các phương pháp cộng sinh công nghiệp; tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác, để hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn.

Định hướng của VITAS là đến năm 2030, ngành dệt may ở Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hàng đầu cho những người mua tìm kiếm nguồn cung cấp sản phẩm dệt may bền vững, không gây hại cho môi trường và con người.

Ông Tùng cũng nhấn mạnh rằng phát triển bền vững là xu hướng của thế giới và là yêu cầu từ phía thị trường và khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không có lựa chọn nào khác. Những quy định của chính phủ Việt Nam đối với ngành dệt may cũng đặt ra yêu cầu về vấn đề xanh hóa và sản xuất sạch hơn.

Dẫn chứng thực tế tại Công ty Dệt may Thành Công, ông Tùng cho biết, nhà máy của may Thành Công tại KCN Hòa Phú (tỉnh Vĩnh Long) được triển khai giai đoạn 1 từ năm 2020.

Theo tính toán, hệ thống điện mặt trời trên mái của dự án này dự kiến sẽ tạo ra 48,5 triệu kWh điện trong 20 năm, đáp ứng hơn 60% nhu cầu điện cho nhà máy và giúp tiết kiệm hơn 1,9 triệu đô la Mỹ. Cùng với đó, hệ thống cũng giúp giảm 44.281 tấn CO2, tương đương với việc trồng hơn 2,6 triệu cây xanh và cắt giảm 19.342 tấn than.

Theo ông Tùng và các nhãn hàng, việc đầu tư cho phát triển bền vững không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp mà còn giúp tạo dựng hình ảnh tốt với khách hàng, đặc biệt là nhà nhập khẩu, thương hiệu đến từ Mỹ và châu Âu về khía cạnh môi trường. Từ đó, giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất có thêm nhiều đơn hàng mới, phát triển bền vững hơn.

Cùng chủ đề
'Sale siêu rẻ', trải nghiệm 'mượt mà', mua sắm 'cực đã' cùng Lazada với lễ hội mua sắm 11-11
Tiếp nối sự kiện công bố Báo cáo đầu tiên về “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Thương mại Điện tử tại Đông Nam Á” cùng bộ tính năng GenAI mới, Laz...
Bosch Rexroth sẵn sàng cho tiêu chuẩn tương lai của Tự động hóa
Bosch Rexroth góp mặt tại Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam (VIMF) 2024, diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc...
Ngành dệt may Việt Nam tỏa sáng tại VTG 2024
Diễn ra từ ngày 25 - 28/9/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC, Triển lãm Quốc tế về Máy móc Thiết bị Công nghiệp Ngành Dệt & May...
Bosch khai trương cửa hàng trải nghiệm đồ gia dụng đầu tiên tại Việt Nam
BSH Việt Nam, một thành viên của tập đoàn Bosch, chính thức ra mắt cửa hàng trải nghiệm đồ gia dụng Bosch đầu tiên tại Việt Nam. Gian hàng đặc biệt nà...
Chợ Tốt Xe mở rộng mô hình Official Mall, nâng cao tiêu chuẩn của thị trường ô tô đã qua sử dụng
Chỉ sau 6 tháng ra mắt, Chợ Tốt Xe, nền tảng mua bán xe trực thuộc Chợ Tốt đã mở rộng quy mô Chợ Tốt Xe Official Mall lên gấp 10 lần, từ 300 mét vuông...
'Sale siêu rẻ', trải nghiệm 'mượt mà', mua sắm 'cực đã' cùng Lazada với lễ hội mua sắm 11-11
Tiếp nối sự kiện công bố Báo cáo đầu tiên về “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Thương mại Điện tử tại Đông Nam Á” cùng bộ tính năng GenAI mới, Laz...
Bosch Rexroth sẵn sàng cho tiêu chuẩn tương lai của Tự động hóa
Bosch Rexroth góp mặt tại Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam (VIMF) 2024, diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc...
Ngành dệt may Việt Nam tỏa sáng tại VTG 2024
Diễn ra từ ngày 25 - 28/9/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC, Triển lãm Quốc tế về Máy móc Thiết bị Công nghiệp Ngành Dệt & May...
Bosch khai trương cửa hàng trải nghiệm đồ gia dụng đầu tiên tại Việt Nam
BSH Việt Nam, một thành viên của tập đoàn Bosch, chính thức ra mắt cửa hàng trải nghiệm đồ gia dụng Bosch đầu tiên tại Việt Nam. Gian hàng đặc biệt nà...
Chợ Tốt Xe mở rộng mô hình Official Mall, nâng cao tiêu chuẩn của thị trường ô tô đã qua sử dụng
Chỉ sau 6 tháng ra mắt, Chợ Tốt Xe, nền tảng mua bán xe trực thuộc Chợ Tốt đã mở rộng quy mô Chợ Tốt Xe Official Mall lên gấp 10 lần, từ 300 mét vuông...
Để lại bình luận