Khủng hoảng ngân hàng Mỹ và EU gây u ám cho thị trường tài chính Đông Á
Xuân Lộc
28/03/2023
Bài viết: 406
Bình luận: 0

Các điều kiện tài chính ở Đông Á mới nổi được cải thiện nhẹ từ cuối tháng 11 tới đầu tháng 3, trong bối cảnh rủi ro suy thoái và áp lực lạm phát giảm bớt, theo ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Tuy nhiên, những điều kiện này đã suy yếu vào cuối kỳ do sự không chắn chắn đối với chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ và sự bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng của Hoa Kỳ và Châu Âu.

Từ tháng 12 năm 2022 tới tháng 1 năm 2023, những điều kiện bất lợi về kinh tế giảm bớt và việc Trung Quốc mở cửa trở lại đã tạo đà tăng cho các thị trường vốn cổ phần, thu hẹp phí bảo hiểm rủi ro, củng cố các đồng tiền và thúc đẩy dòng vốn đầu tư gián tiếp vào khu vực. Từ tháng 2 tới đầu tháng 3, các điều kiện tài chính của khu vực bị suy yếu.

Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm các nền kinh tế thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Trung Quốc; Hồng Kông; và Hàn Quốc.

Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: “Sự bất ổn gần đây trong hệ thống ngân hàng của Hoa Kỳ và Châu Âu đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc có đủ vùng đệm thanh khoản trong bối cảnh các điều kiện tài chính bị thắt chặt. Bảng cân đối kế toán của các công ty bị suy yếu khi giá trị tài sản giảm do lãi suất tăng. Căng thẳng thanh khoản có thể xảy ra khi các công ty không thể tái cấp vốn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách kịp thời”.

Tổng lượng trái phiếu bằng đồng nội tệ của khu vực tăng 1,2% so với quý trước, lên 23,2 nghìn tỉ USD vào cuối tháng 12. Tổng lượng trái phiếu chính phủ đang lưu hành trong khu vực đạt 14,8 nghìn tỉ USD vào cuối năm 2022, trong khi trái phiếu doanh nghiệp đạt 8,4 nghìn tỉ USD.

Lượng phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ trong khu vực giảm 6,7% trong Quý 4 của năm 2022, xuống còn 2,2 nghìn tỉ USD. Cả phân khúc trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp đều chứng kiến sự sụt giảm trong khối lượng phát hành so với quý cùng kỳ năm trước, do chính phủ đã hoàn thành phần lớn nhu cầu vay mượn trong Quý 3 và các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp tìm cách tránh chi phí vay đang gia tăng.

Tăng trưởng của thị trường trái phiếu bền vững trong khu vực ASEAN cùng với Trung Quốc; Hồng Kông, Trung Quốc; Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3) đã chậm lại ở mức 36,7%, nhưng vẫn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của thị trường trái phiếu. Tổng lượng trái phiếu bền vững trong khu vực ASEAN+3 đạt 589,3 tỉ USD vào cuối năm 2022.

Tăng trưởng của thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam được đẩy nhanh, đạt 6,5% so với quý trước nhờ gia tăng phát hành trái phiếu kho bạc và trái phiếu có bảo lãnh chính phủ. Tính chung cả năm, thị trường đã tăng 19,6%, đạt 105,7 tỉ USD vào cuối tháng 12 năm 2022.

Tổng lượng trái phiếu chính phủ tăng 9,9% lên 74,8 tỉ USD. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp giảm 0,9% so với quý trước, do việc các tổ chức phát hành tiếp tục mua lại trái phiếu cũng như sự sụt giảm lượng phát hành trong bối cảnh thắt chặt quy định sau khi Nghị định 65 ra đời. Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành là 30,9 tỉ USD.

Ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á trình bày kết quả của Khảo sát Thanh khoản thị trường trái phiếu AsianBondsOnline năm 2022, trong đó nhận thấy tính thanh khoản chung suy yếu trong năm ngoái. Những người trả lời khảo sát cũng lưu ý sự cần thiết phải phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro cho thị trường trái phiếu.

ADB cam kết đạt tới một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.

Cùng chủ đề
Hàng trăm doanh nghiệp tham dự Beyond Global Business Promotion and Connection 2023
Chương trình "Beyond Global Business Promotion and Connection 2023” đã diễn ra gần đây tại Thành phố Thủ Đức, TP. HCM thu hút hơn 300 doanh nghiệp của...
Bình Dương đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023
Bình Dương tiếp tục đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023. Diễn đàn sẽ diễn ra từ ngày 3/12 - 5/12. Horasis Châu Á 2023 s...
SCG thúc đẩy hợp tác nhằm thực hiện Kinh tế Tuần hoàn tại Việt Nam
Tập đoàn hàng đầu khu vực SCG và Mạng lưới Đối tác doanh nghiệp Thái Lan (Thailand Supply Chain Network) đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường...
Long An: Phấn đấu thực hiện vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023
Chiều 16/10, UBND tỉnh Long An đã tổ chức buổi Họp báo thường kỳ, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và chương trình công tác 3 t...
Nestlé nỗ lực giảm phát thải trong toàn chuỗi giá trị
Không chỉ giảm phát thải trong sản xuất tại nhà máy, Nestlé Việt Nam đang nỗ lực giảm phát thải trong toàn bộ chuỗi giá trị, từ khâu nguyên liệu đầu v...
Hàng trăm doanh nghiệp tham dự Beyond Global Business Promotion and Connection 2023
Chương trình "Beyond Global Business Promotion and Connection 2023” đã diễn ra gần đây tại Thành phố Thủ Đức, TP. HCM thu hút hơn 300 doanh nghiệp của...
Bình Dương đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023
Bình Dương tiếp tục đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023. Diễn đàn sẽ diễn ra từ ngày 3/12 - 5/12. Horasis Châu Á 2023 s...
SCG thúc đẩy hợp tác nhằm thực hiện Kinh tế Tuần hoàn tại Việt Nam
Tập đoàn hàng đầu khu vực SCG và Mạng lưới Đối tác doanh nghiệp Thái Lan (Thailand Supply Chain Network) đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường...
Long An: Phấn đấu thực hiện vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023
Chiều 16/10, UBND tỉnh Long An đã tổ chức buổi Họp báo thường kỳ, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và chương trình công tác 3 t...
Nestlé nỗ lực giảm phát thải trong toàn chuỗi giá trị
Không chỉ giảm phát thải trong sản xuất tại nhà máy, Nestlé Việt Nam đang nỗ lực giảm phát thải trong toàn bộ chuỗi giá trị, từ khâu nguyên liệu đầu v...
Để lại bình luận