Ngày 7/12/2024, tại Học viện Tư pháp - Cơ sở TP.HCM tổ chức Lễ bế giảng Lớp đào tạo nghề công chứng (khóa 26.2) tại TP.HCM. Tại buổi lễ có 113 học viên đã đủ điều kiện tốt nghiệp và được Học viện cấp chứng nhận hoàn thành khóa học.
Chương trình đào tạo nghề công chứng trang bị cho học viên đạo đức nghề nghiệp công chứng, kiến thức, kỹ năng cơ bản và toàn diện để có thể hành nghề công chứng sau khi được bổ nhiệm công chứng viên; góp phần phát triển đội ngũ công chứng viên đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân nhân lực chất lượng cao cho nghề công chứng và trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
Thầy Nguyễn Trường Thiệp - Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, Phụ trách Cơ sở tại TP.Hồ Chí Minh
Với 39 tổng số tín chỉ học viên phải tích luỹ trong 01 năm học tập. Trong đó, Khối kiến thức về nghề công chứng và công chứng viên với là 5 tín chỉ (Bao gồm: kiến thức về các quy định pháp luật về nghề công chứng; kiến thức về các quy đinh pháp luật về công chứng viên và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng); Khối kiến thức về kỹ năng hành nghề của công chứng viên là 26 tín chỉ (Bao gồm kiến thức kỹ năng cơ bản của công chứng viên (07 tín chỉ), kỹ năng cơ bản của công chứng viên khi chứng nhận các hợp đồng giao dịch về mua bán, tặng cho, thuê, trao đổi, mượn vay tài sản (07 tín chỉ); kỹ năng cơ bản công chứng viên khi chứng nhận các văn bản giao dịch liên quan đến hôn nhân và gia đình, kỹ năng cơ bản của công chứng viên khi chứng nhận các giao dịch về thừa kế (05 tín chỉ) và kỹ năng cơ bản của công chứng viên khi chứng nhận các hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, kỹ năng cơ bản của công chứng viên khi chứng nhận hợp đồng giao dịch khác (08 tín chỉ)); Khối kiến thức về thực hành nghề công chứng là 8 tín chỉ (Bao gồm: kiễn thức thực tập thực tại tổ chức hành nghề công chứng về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng; kiến thức thực tập về các kỹ năng công chứng các loại việc cụ thể của công chứng viên).
Theo quy chế đào tạo. Mỗi giờ tín chỉ được tính bằng 50 phút học tập. Một tín chỉ được quy định bằng: 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; Hoặc 30 giờ thực hành, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị bài học theo hướng dẫn của giảng viên. Hoặc 45 giờ thực tập, làm tiểu luận, luận văn, luận án…
Thầy Nguyễn Trường Thiệp - Phó Giám đốc Học viện Tư pháp trao Chứng nhận tốt nghiệp cho đại diện các học viên lớp công chứng 26.2
Thầy Võ Xuân Cường - Trưởng Bộ môn Công chứng và các chức danh khác (cơ sở TP.HCM) trao Giấy khen cho các học viên đạt thành tích tích trong học tập và hoạt động phong trào, thi đua xây dựng trường, lớp tại Học viên Tư pháp.
Lớp đào tạo nghề công chứng khóa 26.2 khai giảng vào tháng 9/2023 với hơn 150 học viên đăng ký theo học (được chia làm 02 lớp A và B). Các học viên đủ điều kiện đăng ký học (theo hình thức xét tuyển) là người có bằng cử nhân luật trở lên. Sau khi học viên hoàn thành 39 tín chỉ (bao gồm phần lý thuyết, thực hành diễn tình huống tại lớp và thực tập tại các tổ chức hành nghề công chứng), vượt qua các kỳ thi kết thúc học phần, học viên sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học. Khóa học Công chứng 26.2 đăng ký vào thời điểm ban đầu là trên 150 học viên, nhưng khi tốt nghiệp chỉ có 113 học viên (do có nhiều học viên bị xóa tên vì không đủ điều kiện, một số học viên bảo lưu kết quả học tập vì lý do cá nhân..).
Thầy Nguyễn Văn Dũng, Tổ phó Tổ Đào tạo - Cơ sở tại TPHCM, Học viện Tư pháp phát biểu chia sẻ.
Công chứng viên Đặng Văn Dinh, Giảng viên đào tạo nghề công chứng - Học viên Tư pháp phát biểu, đánh giá cao sự nỗ lực học tập của tập thể lớp công chứng 26.2 trong suốt 01 năm qua...
Lớp đào tạo nghề công chứng là một trong những chương trình đào tạo do học viên tư pháp tổ chức đào tạo hằng năm tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành, cùng với các chương trình đào tạo khác như: Chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử; Chương trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát; Chương trình đào tạo nghiệp vụ thi hành án; Chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chương trình đào tạo nghề luật sư; Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế; Chương trình đào tạo nghề công chứng; Chương trình đào tạo nghề đấu giá; Chương trình đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp; Chương trình đào tạo nghề thừa phát lại và các chương trình đào tạo khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Học viện.
Chương trình đào tạo của Học viện được xây dựng trên cơ sở kỹ năng nghề nghiệp, phù hợp với quy định của pháp luật đối với từng đối tượng và tuân thủ chương trình khung được Bộ Tư pháp phê duyệt, được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập để đảm bảo người học tích luỹ được kiến thức và đạt được năng lực nghề nghiệp cần thiết, góp phần phát triển mạnh mẽ đội ngũ nhân sự hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, bổ trợ tư pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
(Ảnh: Thanh Nhàn - Hoàng Tuấn)
Nguồn: Hội phổ biến và tham vấn pháp luật Việt Nam