Thực hư Samsung chuyển một phần dây chuyền sản xuất smartphone từ Việt Nam về Hàn Quốc
Khôi Lê
17/02/2022
Bài viết: 501
Bình luận: 0

Trong khi báo chí Hàn Quốc đưa tin rằng một phần dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh của Samsung tại Việt Nam sẽ được chuyển về xứ sở kim chi, thì tại Việt Nam Tập đoàn điện tử này lại tiếp tục rót thêm vốn lớn để mở rộng đầu tư.

Chuyển một phần dây chuyền sản xuất khỏi Việt Nam?

Theo tờ Business Korea, Samsung Electronics mới đây thông báo tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới này đã chuyển một số dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh của các đối tác kinh doanh Việt Nam về nhà máy Gumi tại Hàn Quốc. Quyết định này được đưa ra sau khi các nhà máy ở nước ngoài, trong đó có nhiều nhà máy ở Việt Nam, bị gián đoạn sản xuất do dịch Covid-19.

Sản xuất của Samsung tại Việt Nam. Ảnh: Samsung Việt Nam
Sản xuất của Samsung ở Việt Nam. (Ảnh minh họa: Samsung VN)

Theo tờ báo này, cuối năm 2021, Samsung Electronics đã chuyển hai dây chuyền sản xuất của các đối tác Việt Nam sang nhà máy ở Gumi, tỉnh Bắc Gyeongsang (Hàn Quốc). Đây là lần đầu tiên dây chuyền sản xuất của nhà máy Gumi được mở rộng kể từ khi công ty chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài.

Sản lượng smartphone hàng năm của Samsung Electronics đạt khoảng 300 triệu chiếc. Trong khi đó, các nhà máy ở tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên của Việt Nam chiếm khoảng 60% tổng sản lượng smartphone của Samsung.

Nhà máy của công ty ở Noida, Ấn Độ, sản xuất khoảng 100 triệu chiếc. Các nhà máy ở Brazil và Indonesia điều chỉnh khối lượng sản xuất phù hợp với nhu cầu địa phương. Riêng nhà máy Gumi, cơ sở sản xuất điện thoại di động duy nhất của Samsung tại Hàn Quốc, đóng vai trò như một tháp điều khiển sản xuất giúp đưa các công nghệ quy trình mới được phát triển tới các nhà máy ở nước ngoài.

Nhà máy Gumi phụ trách nguồn cung cấp trong nước cho các sản phẩm chủ lực như các dòng điện thoại gập và Galaxy S, nhưng tỷ trọng của nhà máy này trong tổng sản lượng điện thoại thông minh của Samsung đang giảm dần.

Song, mọi chuyện đã thay đổi kể từ năm ngoái khi các nhà máy tại nước ngoài, đặc biệt là Việt Nam bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của đại dịch Covid-19, gây gián đoạn sản xuất nghiêm trọng.

Như một biện pháp đặc biệt để quản lý chuỗi cung ứng, Samsung đã quyết định chuyển các dây chuyền sản xuất ở nước ngoài về Hàn Quốc. Các nhà phân tích cho rằng, bất chấp chi phí tăng cao, việc Samsung chuyển dây chuyền sản xuất về Gumi là nhằm đảm bảo khả năng sản xuất điện thoại thông minh, tránh gây ảnh hưởng xấu tới thương hiệu.

Samsung Việt Nam: doanh thu kỷ lục và tiếp tục mở rộng đầu tư

Samsung đón nhận giấy chứng nhận tăng thêm 920 triệu đô la Mỹ cho dự án mở rộng sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên
Samsung đón nhận giấy chứng nhận tăng thêm 920 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư cho dự án sản xuất ở Thái Nguyên vào ngày 16-2-2022.

Thông tin trên chưa thấy bất cứ phản hồi nào với báo chí trong nước từ phía Samsung ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đây là thông tin chính xác thì là một điều gây bất ngờ với giới quan sát và các nhà quản lý đầu tư cũng như người lao động của Samsung ở Việt Nam.

Bởi lẽ, gần đây, Samsung Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2021 ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu và xuất khẩu so với năm 2020. Cụ thể, doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 14% so với với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỉ đô la tăng 16% so với năm 2020.

Trong năm 2021, các mẫu điện thoại gập của Samsung đã bán được trên 4 triệu sản phẩm trên toàn thế giới, tăng 4 lần so với năm 2020. Theo công ty chuyên điều tra thị trường Counterpoint research, trong tổng số thị phần của điện thoại Samsung tại Mỹ, lượng bán ra của các dòng điện thoại gập đã tăng từ 0,6% trong năm 2020 lên đến 12% trong năm 2021.

Và hiện tại hơn 50% sản lượng điện thoại Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam. Các sản phẩm di động thông minh được sản xuất tại các nhà máy Samsung tại Việt Nam đang được xuất khẩu đi 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam: đáp lại sự hỗ trợ của Chính phủ, Samsung không thay đổi chiến lược kinh doanh tại Việt Nam do đại dịch Covid-19. "Ngoài việc giải ngân toàn bộ vốn đầu tư đã được phê duyệt, hàng năm chúng tôi vẫn duy trì đầu tư bổ sung hàng trăm triệu đô la nhằm mục tiêu ổn định vận hành nhà máy, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tính đến hết năm 2021, tổng vốn đầu tư lũy kế của Samsung Việt Nam là 18 tỷ USD, đạt 102% so với vốn đầu tư được phê duyệt vào năm 2020 là 17,7 tỉ đô la”.

Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT)
Nhà máy sản xuất của Samsung ở Thái Nguyên. (Ảnh minh họa: Samsung VN)

Đáng chú ý giữa lúc thông tin dịch chuyển dây chuyền sản xuất nói trên thì ngày 16-2-2022, Samsung lại đón nhận giấy chứng nhận điều chỉnh tăng thêm 920 triệu đô la Mỹ để nâng vốn đầu tư của dự án Samsung Electro-Mechanics Việt Nam (SEMV) tại tỉnh Thái Nguyên lên 2,27 tỉ đô la.

Tính đến hết năm 2021, tổng vốn đầu tư lũy kế của Samsung Việt Nam là 18 tỉ đô la. Samsung Việt Nam hiện tại đang vận hành 6 nhà máy sản xuất tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và TPHCM, một trung tâm nghiên cứu phát triển R&D tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng.

Với việc tăng thêm vốn nói trên, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam sẽ tăng lên trên 18,92 tỉ đô la.

Như vậy thông tin về câu chuyện dịch chuyển một phần dây chuyền sản xuất điện thoại di động của nhà máy Samsung ở Việt Nam về lại Hàn Quốc đến nay vẫn chưa rõ ràng và sẽ có lời đáp chỉ khi nào Tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới này có câu trả lời thức chính với báo chí và với các nhà quản lý đầu tư Việt Nam. 

Cùng chủ đề
Bosch 10 năm liên tiếp góp mặt trong danh sách Top 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam
Bosch liên tục góp mặt trong nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam và đạt thứ hạng cao trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao và phần mềm từ năm 2014.&nb...
Triển lãm SFS 2024 ở Bình Dương: Cơ hội cho doanh nghiệp gỗ Việt tiếp cận công nghệ hiện đại
Triển lãm Quốc tế về Giải pháp Nội thất Thông minh 2024 (SFS VietNam 2024) sẽ được tổ chức tại WTC EXPO Bình Dương (tỉnh Bình Dương) từ ngày 27 đến 30...
Thái Lan thúc đẩy quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp tại Hội nghị chuyên đề ESG 2024
Chính phủ Thái Lan sẵn sàng thúc đẩy các kế hoạch nhằm tăng tốc quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng trưởng ki...
Chuyển đổi sản xuất với hệ sinh thái nhà máy thông minh của Bosch Rexroth
Bosch Rexroth Việt Nam tham gia sự kiện Automation World Vietnam 2024 được tổ chức tại WTC Expo Bình Dương. Đây là cơ hội để Bosch mang đến cho khách...
Phục hồi kinh tế Việt Nam đóng góp tăng trưởng của Tập đoàn SCG (Thái Lan)
Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý 2/2024 với các kết quả khả quan như tăng trưởng doanh số và lợi nhuận so với quý...
Bosch 10 năm liên tiếp góp mặt trong danh sách Top 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam
Bosch liên tục góp mặt trong nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam và đạt thứ hạng cao trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao và phần mềm từ năm 2014.&nb...
Triển lãm SFS 2024 ở Bình Dương: Cơ hội cho doanh nghiệp gỗ Việt tiếp cận công nghệ hiện đại
Triển lãm Quốc tế về Giải pháp Nội thất Thông minh 2024 (SFS VietNam 2024) sẽ được tổ chức tại WTC EXPO Bình Dương (tỉnh Bình Dương) từ ngày 27 đến 30...
Thái Lan thúc đẩy quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp tại Hội nghị chuyên đề ESG 2024
Chính phủ Thái Lan sẵn sàng thúc đẩy các kế hoạch nhằm tăng tốc quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng trưởng ki...
Chuyển đổi sản xuất với hệ sinh thái nhà máy thông minh của Bosch Rexroth
Bosch Rexroth Việt Nam tham gia sự kiện Automation World Vietnam 2024 được tổ chức tại WTC Expo Bình Dương. Đây là cơ hội để Bosch mang đến cho khách...
Phục hồi kinh tế Việt Nam đóng góp tăng trưởng của Tập đoàn SCG (Thái Lan)
Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý 2/2024 với các kết quả khả quan như tăng trưởng doanh số và lợi nhuận so với quý...
Để lại bình luận