Trí tuệ nhân tạo Al - đòn bẩy chiến lược hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp
Hương Nguyên
8 giờ trước
Bài viết: 82
Bình luận: 0

Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) một cách hợp lý sẽ là đòn bẩy chiến lược, công cụ hỗ trợ đắc lực giúp tái cấu trúc toàn diện các hoạt động quản lý, giảng dạy và tuyển sinh trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Ngày 9/5, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Trung tâm Phát triển Khoa học Công nghệ & Kinh tế Maple (Maple STC) và Tổ chức Khảo thí ABE (Vương quốc Anh) đã tổ chức chuỗi hội thảo chuyên sâu “Ứng dụng AI trong giáo dục nghề nghiệp: Từ chính sách đến thực tiễn”, diễn ra tại Trường Cao đẳng Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đông đảo đại biểu từ các cơ sở giáo dục, tổ chức công nghệ và nhà hoạch định chính sách cùng tham dự.

Chuỗi hội thảo được tổ chức với mục đích cập nhật và làm rõ các chủ trương, chính sách của Nhà nước về chuyển đổi số và phát triển trí tuệ nhân tạo (Al) trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; đi sâu thảo luận về các ứng dụng cụ thể của AI trong xây dựng và phát triển hệ thống tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tạo diễn đàn để các nhà quản lý, chuyên gia, giảng viên cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp khả thi, thiết thực để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể ứng dụng AI một cách hiệu quả nhất.

Phát biểu tại buổi lễ, NGƯT. ThS Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh, cho rằng, trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 bùng nổ và chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, trí tuệ nhân tạo đang khẳng định vai trò then chốt trong nâng cao hiệu quả quản lý, đào tạo và tuyển sinh, đặc biệt tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (TVET). Việc ứng dụng AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình, phân tích dữ liệu lớn và cá nhân hóa trải nghiệm học tập, mà còn hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp chính xác, góp phần tạo dựng một hệ sinh thái giáo dục linh hoạt, hiệu quả và hiện đại hơn.

Hội thảo là bước khởi đầu cho chuỗi hoạt động nhằm cụ thể hóa chủ trương chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, mở ra diễn đàn trao đổi thiết thực về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh, những lĩnh vực có ý nghĩa then chốt trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ mới.

AI đang trở thành động lực, đòn bẩy chiến lược hỗ trợ cho Giáo dục Nghề nghiệp, giúp tái cấu trúc toàn diện các hoạt động quản lý, giảng dạy và tuyển sinh trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Thông qua việc tự động hóa các tác vụ lặp lại, phân tích dữ liệu lớn, cá nhân hóa học tập và dự báo xu hướng nghề nghiệp, AI mở ra hướng đi mới cho các cơ sở đào tạo trong việc tối ưu hóa nguồn lực và tăng hiệu quả tiếp cận người học.

Chuỗi hội thảo lần này được triển khai thành 4 phiên làm việc chuyên sâu, đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa chính sách, công nghệ và thực tiễn triển khai.

Phiên 1 với nội dung “Xây dựng chất lượng quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp”, tập trung vào các tiêu chuẩn đào tạo tiên tiến, mô hình quản lý hiệu quả và các giải pháp giúp cơ sở giáo dục nghề nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo tiền đề để ứng dụng AI hiệu quả.

Phiên 2 về “Nền tảng số tích hợp AI cho tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh”, khai thác sức mạnh AI trong cá nhân hóa tư vấn hướng nghiệp, tự động sàng lọc hồ sơ, tiếp cận đúng đối tượng người học. Qua đó, giúp các trường tăng tỉ lệ tuyển sinh và cải thiện hiệu suất đào tạo.

Phiên 3 “ Tối ưu hóa quy trình tuyển sinh bằng AI”, giới thiệu các chiến lược và công cụ ứng dụng AI giúp tuyển sinh hiệu quả hơn, từ khâu tiếp cận thí sinh tiềm năng đến đánh giá hồ sơ đầu vào và dự đoán hành vi người học.

Phiên 4 “AI trong TVET – Một vài gợi ý triển khai trong thực tế”, cung cấp các mô hình thực tiễn, bài học thành công từ các cơ sở giáo dục đã triển khai AI, làm cơ sở tham khảo cho các đơn vị khác bắt đầu hành trình chuyển đổi số.

Tại đây, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến về vai trò Al trong cuộc sống, giáo dục nghề nghiệp. Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội GDNN TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: "Những ứng dụng AI được thiết kế như ChatGPT có thể hỗ trợ học sinh trải nghiệm tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động cập nhật, giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai từ mô phỏng nghề nghiệp. Việc sử dụng AI một cách hợp lý sẽ giúp học sinh khai thác tối đa tiềm năng của công nghệ".

Ông Đỗ Hữu Khoa, Trưởng ban Chuyển đổi số Hội GDNN TP nhấn mạnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số, AI có vai trò then chốt trong nâng cao hiệu quả quản lý, đào tạo và tuyển sinh, nhất là tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ứng dụng AI là hành động cụ thể hóa các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước trong chuyển đổi số, phát triển trí tuệ nhân tạo, giúp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp cận, cập nhật và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào hoạt động thực tiễn.

Ông Lê Trung Nghĩa, Viện nghiên cứu, đào tạo và phát triển tài nguyên giáo dục mở (InOER), cũng nhìn nhận AI hiện là cầu nối giữa thế giới giáo dục và thế giới việc làm, giúp các trường nghề xa xôi, hẻo lánh kết nối với cả thế giới; cung cấp các môn học, kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, giúp tạo ra lợi ích kinh tế, giúp hòa nhập xã hội cho các nhóm yếu thế. Có thể nói, tích hợp AI trong giáo dục nghề nghiệp là không thể thiếu. Tuy nhiên, thách thức của AI trong giáo dục nghề nghiệp là chất lượng và độ chính xác phụ thuộc dữ liệu và định kiến của mô hình; quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu; tư duy phản biện, sáng tạo…

Ông Nguyễn Khánh Lâm, Giám đốc công nghệ Trung tâm Phát triển Khoa học Công nghệ & Kinh tế Maple, giới thiệu mô hình sử dụng trợ lý ảo AI kết nối với cơ sở dữ liệu ngành giáo dục để tư vấn tuyển sinh, nhận đơn nhập học, quản lý hồ sơ, thống kê báo cáo, quản lý nhân sự tuyển sinh…

Với người dùng, trợ lý ảo AI là một chatbot, tự động tương tác và tư vấn hướng nghiệp. Đặc biệt, trợ lý ảo có thể tư vấn đồng loạt hàng ngàn người mà không yêu cầu quá nhiều về nhân lực; Với nhà trường, trợ lý ảo sẽ đồng bộ thông tin tuyển sinh với đào tạo để quản lý hoạt động đào tạo hiệu quả nhất, đồng bộ số liệu báo cáo với cơ quan quản lý…

Ông Trần Quang Sáu, đại diện Tổ chức Giáo dục ABE UK thì khẳng định nền tảng số tích hợp AI giúp tối ưu hóa công tác tuyển sinh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường nghề trên thị trường lao động toàn cầu.

Tuy nhiên, các đại biểu đồng quan điểm, AI không thay thế con người, mà là công cụ mạnh mẽ hỗ trợ người dạy và người học. Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, nơi yêu cầu gắn lý thuyết với thực hành, AI giúp xây dựng lộ trình học tập cá nhân hóa, học liệu số hóa linh hoạt, và hệ thống đánh giá thích ứng, giúp học viên phát triển toàn diện và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

Việc tổ chức chuỗi hội thảo không chỉ là hành động cụ thể hóa các chủ trương cấp quốc gia, mà còn thể hiện cam kết của các đơn vị tổ chức trong việc tiên phong đổi mới, chủ động nắm bắt công nghệ để nâng tầm giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới. Trong tương lai gần, khi AI trở thành tiêu chuẩn chứ không còn là lựa chọn, những cơ sở giáo dục biết tận dụng sớm lợi thế công nghệ sẽ là những người dẫn đầu, không chỉ trong tuyển sinh mà còn trong đào tạo, quản lý và phát triển thương hiệu Trường.

 

Cùng chủ đề
Nhiều hoạt động thiết thực và sáng tạo trong chương trình biểu diễn tay nghề năm 2025
Tiếp nối chuỗi chương trình Biểu diễn nghề tay nghề năm 2025 “Lao động trẻ - Chất lượng cao”, tối ngày 12/4, tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, kỳ 4 ch...
Sôi động ngày hội biểu diễn tay nghề năm 2025, với chủ đề “Lao động trẻ - Chất lượng cao”
Tối ngày 11/4, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP tổ chức chương trình hoạt...
Phạm Ngọc Bích Trâm đạt giải nhất Hội thi “Người ươm mầm” lần IV - năm 2025
Ngày 4/4, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra vòng chung kết và trao giải Hội thi “Người ươm mầm” lần IV năm 2025. Cô...
Hội GDNN TP. Hồ Chí Minh có nhiều hoạt động thiết thực hướng nghiệp, dự báo nhân lực và khởi nghiệp
Sáng ngày 8/01, Ban chấp hành Hội Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị Ban thường vụ (mở rộng), báo cáo kết quả hoạt đ...
Long An tăng trưởng vượt bậc về phát triển kinh tế xã hội trong năm 2024
Chiều ngày 3/1, tại Hội trường Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Họp báo thông tin kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2024 và phương...
Nhiều hoạt động thiết thực và sáng tạo trong chương trình biểu diễn tay nghề năm 2025
Tiếp nối chuỗi chương trình Biểu diễn nghề tay nghề năm 2025 “Lao động trẻ - Chất lượng cao”, tối ngày 12/4, tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, kỳ 4 ch...
Sôi động ngày hội biểu diễn tay nghề năm 2025, với chủ đề “Lao động trẻ - Chất lượng cao”
Tối ngày 11/4, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP tổ chức chương trình hoạt...
Phạm Ngọc Bích Trâm đạt giải nhất Hội thi “Người ươm mầm” lần IV - năm 2025
Ngày 4/4, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra vòng chung kết và trao giải Hội thi “Người ươm mầm” lần IV năm 2025. Cô...
Hội GDNN TP. Hồ Chí Minh có nhiều hoạt động thiết thực hướng nghiệp, dự báo nhân lực và khởi nghiệp
Sáng ngày 8/01, Ban chấp hành Hội Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị Ban thường vụ (mở rộng), báo cáo kết quả hoạt đ...
Long An tăng trưởng vượt bậc về phát triển kinh tế xã hội trong năm 2024
Chiều ngày 3/1, tại Hội trường Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Họp báo thông tin kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2024 và phương...
Để lại bình luận