Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài
Xuân Lộc
24/05/2022
Bài viết: 414
Bình luận: 0

Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn, đang dồn sự chú ý tới Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đa dạng hóa nguồn cung dịch chuyển địa điểm đầu tư, kéo theo nhu cầu phát triển hạ tầng bất động sản công nghiệp.

Thông tin này được ghi nhận tại Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2022 vào ngày 24-5, TPHCM do o Báo Đầu tư phối hợp với Công ty BW Industrial đồng tổ chức.

Thứ trưởng Trần Duy Đông phát biểu

Ông Lance Li, Tổng giám đốc Công ty BW Industrial, cho rằng, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều triển vọng khi kinh tế trên đà hồi phục, lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng khởi sắc… Theo ông, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều triển vọng đón dòng vốn mới.

Nguyên do bởi kinh tế Việt Nam trên đà hồi phục sau đại dịch, tình hình giải ngân vốn FDI trong Quý I/2022 đạt 4,4 tỉ đô la Mỹ, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cao nhất trong năm 5 gần đây. Trong đó, có 78% vốn giải ngân trong Quý I/2022 được dành cho lĩnh vực sản xuất.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng GDP cũng đang trên đà phục hồi. Việc Nam được kỳ vọng sẽ trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ASEAN năm 2022 với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6,5%.

“Lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng khởi sắc, thị trường lao động trên đà phục hồi do tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 cao. Việt Nam tiếp tục là “điểm sáng” thu hút các doanh nghiệp FDI lớn. Có thể kể đến những thương hiệu nổi tiếng như: LG, Samsung, Nike, LEGO, Pandora…”, ông Lance Li nói và cho biết thêm, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam ghi nhận tăng trưởng 7 tháng liên tiếp.

Các diễn giả trong và ngoài nước tham gia thảo luận sôi nổi tại diễn đàn

Chia sẻ xu hướng thị trường từ góc nhìn BW, Tổng giám đốc Công ty BW Industrial cho rằng, xây dựng tổ hợp thương mại điện tử tiếp tục là trọng tâm của BW. Đồng thời, BW tiếp tục khai thác “hiệu ứng lan tỏa” của thương mại điện tử, xây dựng kho hậu cần vệ tinh tại các vị trí chiến lược.

“Cơ sở công nghiệp & logistics cao tầng được xem là giải pháp cho tình trạng khan hiếm đất tại các vị trí trung tâm và giá đất tăng nhanh”, ông Lance Li nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm về BW, ông Lance Li cho biết, BW Industrial sở hữu nền tảng bất động sản công nghiệp hậu cần lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam.

Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng dịch bệnh đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn các hoạt động luân chuyển hàng hóa, làm trì hoãn tiến độ thực hiện các dự án, khiến các tập đoàn, tổng công ty đa quốc gia buộc phải tính toán chiến lược đầu tư, các nước đều phải nghiên cứu thay đổi chính sách thu hút đầu tư cho phù hợp với bối cảnh mới.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn là điểm sáng trên bản đồ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các nhà đầu tư đến từ châu Á, châu Âu, Hoa Kỳ và ASEAN tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.

Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nhưng vốn FDI vào Việt Nam vẫn đạt 31,15 tỉ đô la, tăng 9,2% so với năm 2020. Vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng, đặc biệt vốn đầu tư mở rộng tăng mạnh tới 40,5%.

Ông Lance Li, Tổng giám đốc Công ty BW Industrial chia sẻ tại Diễn đàn

Bốn tháng đầu năm 2022, đã có 10,8 tỉ đô la vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam. Trong đó, vốn đầu tư tăng thêm là 5,29 tỉ đô la, tăng 92,5% so với cùng kỳ. Vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh, lần lượt là 92,5% và 74,5% so với cùng kỳ, cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư kinh doanh và các giải pháp, chính sách phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19.

“Việc đại biểu, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn có nguyên nhân quan trọng từ những giải pháp rất hiệu quả của cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong việc kiểm soát linh hoạt, hiệu quả dịch Covid-19 để thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và phục hồi phát triển kinh tế”, ông Trần Duy Đông nói và cho biết thêm, Chính phủ đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh, thương mại dịch vụ, đời sống nhân dân trở lại bình thường.

Đặc biệt, cùng với việc đẩy nhanh tỷ lệ tiêm phủ vaccine, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Với môi trường chính trị ổn định và quyết tâm cao của Chính phủ trong việc triển khai các giải pháp nêu trên, Quý I/2022, GDP của Việt Nam tăng trưởng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng 4,7% của quý I/2021 và mức 3,7% của quý I/2020, cho thấy đà phục hồi kinh tế đã trở nên rõ nét hơn.

Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu trở thành điểm sáng. Bốn tháng đầu năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 242,43 tỉ đô la, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục có đóng góp quan trọng khi khu vực này đạt tổng trị giá xuất nhập khẩu  168,37 tỉ đô la, tăng 14,9%.

Quang cảnh diễn đàn

Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA tiếp tục đóng vai trò là động lực tích cực cho tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạt động giao thương của Việt Nam với quốc tế nói riêng trong giai đoạn sau dịch.

Việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa của thế giới tăng cao sẽ càng tăng cường vị thế của Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất, là một phần của chuỗi cung ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.

Chẳng hạn, mới đây, các nhà đầu tư Nhật Bản đã chọn Việt Nam là mắt xích quan trọng trong hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ đó nhu cầu đối với bất động sản công nghiệp cũng sẽ tăng theo.

Mặc dù có nhiều cơ hội như nêu trên, nhưng cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư FDI cũng đang diễn ra quyết liệt, đặc biệt là giữa các nước trong khu vực trong bối cảnh hoạt động đầu tư vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch cũng như những căng thẳng địa chính trị trên thế giới.  

Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung thực hiện biện pháp phát triển các ngành dịch vụ theo chiều sâu; tăng năng suất khu vực dịch vụ và khu vực sản xuất kinh doanh, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bổ sung chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ; bổ sung các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư FDI hiệu quả, chất lượng cao.

Đồng thời, sự phát triển theo cấp số nhân của thương mại điện tử, đặc biệt là sự gia tăng đột biến của hình thái giao thương hiện đại này trong thời kỳ đại dịch đã thúc đẩy nhu cầu rất lớn về bất động sản kho bãi, dịch vụ logistics… Trong bối cảnh đó, cần có thêm những chính sách, cơ chế để ngành công nghiệp hậu cần và kho bãi trở thành một cấu phần quan trọng của ngành bất động sản công nghiệp.

Theo ông Trần Duy Đông, Việt Nam đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón nhận làn sóng chuyển dịch đầu tư mới, trở thành cứ điểm sản xuất quan trọng của thế giới bằng cách tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng để thu hút có chọn lọc, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Các khu công nghiệp, khu kinh tế được hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhà xưởng và chất lượng quốc tế, nghiên cứu thí điểm một số cụm liên kết ngành nhằm hình thành mạng sản xuất, chuỗi cung ứng và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu tại một số địa phương.

Cùng chủ đề
Tập đoàn JK Air A:zet Tour Hàn Quốc đồng hành cùng người khuyết tật Việt Nam
Tập đoàn JK Air A:zet Tour là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch hàng đầu tại Hàn Quốc, chuyên cung cấp các dịch vụ tour du lịch, du học, đào tạo...
Chợ hoa Xuân Bình Điền: Mừng thập kỷ góp mặt vào thị trường hoa Tết TPHCM
Chợ hoa Xuân Bình Điền Tết Giáp Thìn 2024 do Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (SATRA) tổ chức dự kiến khai mạc vào lúc 18g ngày 5/2/2024 tại...
Du khách Việt Nam giờ đây có thể liên kết thẻ Visa với các ví điện tử tại Trung Quốc để thanh toán
Visa trong hợp tác mới cùng Tencent và Alipay sẽ trao quyền để chủ thẻ Việt Nam liên kết thẻ Visa với ví điện tử Weixin Pay (WeChat Pay) và Alipay – c...
Korean Air triển khai đường bay tới Phú Quốc
Ngày 26-11, Hãng hàng không Korean Air đã hạ cánh chuyến bay đầu tiên đến Phú Quốc, Việt Nam, một điểm đến nghỉ dưỡng nổi tiếng với những người đi biể...
Đưa ẩm thực truyền thống gắn với phát triển du lịch
Tại buổi tọa đàm 'Ẩm thực truyền thống: An & lành' diễn ra tại TPHCM ngày 12-4, các diễn giả cho rằng nên đưa những món ăn truyền thống, đặc sản v...
Tập đoàn JK Air A:zet Tour Hàn Quốc đồng hành cùng người khuyết tật Việt Nam
Tập đoàn JK Air A:zet Tour là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch hàng đầu tại Hàn Quốc, chuyên cung cấp các dịch vụ tour du lịch, du học, đào tạo...
Chợ hoa Xuân Bình Điền: Mừng thập kỷ góp mặt vào thị trường hoa Tết TPHCM
Chợ hoa Xuân Bình Điền Tết Giáp Thìn 2024 do Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (SATRA) tổ chức dự kiến khai mạc vào lúc 18g ngày 5/2/2024 tại...
Du khách Việt Nam giờ đây có thể liên kết thẻ Visa với các ví điện tử tại Trung Quốc để thanh toán
Visa trong hợp tác mới cùng Tencent và Alipay sẽ trao quyền để chủ thẻ Việt Nam liên kết thẻ Visa với ví điện tử Weixin Pay (WeChat Pay) và Alipay – c...
Korean Air triển khai đường bay tới Phú Quốc
Ngày 26-11, Hãng hàng không Korean Air đã hạ cánh chuyến bay đầu tiên đến Phú Quốc, Việt Nam, một điểm đến nghỉ dưỡng nổi tiếng với những người đi biể...
Đưa ẩm thực truyền thống gắn với phát triển du lịch
Tại buổi tọa đàm 'Ẩm thực truyền thống: An & lành' diễn ra tại TPHCM ngày 12-4, các diễn giả cho rằng nên đưa những món ăn truyền thống, đặc sản v...
Để lại bình luận