Báo chí thế giới và cuộc đua chuyển đổi số: Trí tuệ nhân tạo được đề cao
Thiên Minh Trung
20/06/2021
Bài viết: 135
Bình luận: 0

Xu hướng số hóa các nội dung báo chí diễn ra nhiều năm gần đây và một số tờ báo có tiềm lực tài chính mạnh đã thích ứng tốt.

Dịch bệnh Covid-19 đã làm thay đổi cách thức làm việc ở các tòa soạn báo, chuyển từ tập trung cơ học sang phân tán và trực tuyến

Tuy nhiên, cũng có nhiều quan ngại về sự bất bình đẳng trong quy mô thị trường và những tác động to lớn ở phía trước của công nghệ đối với ngành công nghiệp báo chí.

Thách thức và cơ hội

Viện Nghiên cứu báo chí thuộc hãng tin Reuters (Anh) gần đây có một báo cáo dự báo tổng quát về báo chí thế giới trong 5 năm tới. Nghiên cứu được thực hiện song song với khảo sát kín có sự tham gia của 234 người, đang sống và làm việc ở 43 quốc gia.

Những người này đang giữ các vị trí cấp cao (từ chủ biên, nhà báo, biên tập viên cấp cao, chuyên gia kinh doanh, tiếp thị sản phẩm...) trong các công ty xuất bản truyền thống hoặc kỹ thuật số.

Báo cáo chỉ ra rằng, sự kết hợp của các thiết bị mới, có khả năng kết nối tốt hơn qua internet và công nghệ ngày càng phát triển hứa hẹn về một thế giới thông minh hơn. Nhưng nó cũng đánh dấu một làn sóng gián đoạn khác với những mặt trái tiềm ẩn đối với nhiều lĩnh vực, trong đó có báo chí.

Năm 2021 này sẽ không phải là điểm kết thúc trong hành trình đó mà là năm nhiều nền tảng công nghệ được đưa vào sử dụng. Công việc của nhà báo trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19 kéo dài là giải thích những tác động của dịch bệnh nhưng cũng đặt ra những câu hỏi về tính minh bạch, khả năng kiểm soát và cách chia sẻ các lợi ích một cách bình đẳng.

Báo chí, nếu xét ở góc độ vận hành như một doanh nghiệp sẽ cần phải nắm lấy thời điểm này để hoàn thành quá trình chuyển đổi của chính mình trong một tương lai kỹ thuật số toàn diện.

Chúng ta đã thấy sự xuất hiện của các tòa soạn phân tán - trái ngược với mô hình tòa soạn hội tụ cơ học, tận dụng các công cụ trực tuyến để thu hút nhiều phóng viên hơn từ văn phòng và mang lại sự linh hoạt cao hơn cho nhân viên.

Đây sẽ là năm mà các mẫu xe hybrid mới được thử nghiệm trên đường và các nhà báo phải cố gắng tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa hiệu quả và tính sáng tạo. Chẳng hạn như khi phải lái xe, người ta không thể và không muốn đọc báo bằng cách bình thường. Đây là lý do mà báo nói ở định dạng mới đã ra đời.

Các tòa soạn cũng sẽ cần phải đổi mới ở các định dạng kỹ thuật số nếu muốn thu hút thành công độc giả trên các nền tảng mà họ chọn để tiếp cận các sản phẩm tin tức bởi xu hướng hiện nay là lướt tin, đọc tin trên các mạng xã hội.

Chính vì vậy, các tòa soạn cũng phải thay đổi cách tiếp cận, tương tác và cách phân phối tin tức của mình trên các nền tảng này dù ở một số nơi các mạng xã hội và các công ty công nghệ khổng lồ chưa trả tiền cho các nội dung tin tức của các tòa soạn báo chính thống.

Phải đa dạng nguồn thu

Báo nói với phiên bản và định dạng mới sẽ phát triển trong những năm tới

Từ năm 2021 trở đi, sẽ là thời điểm các tòa soạn phải đầu tư mạnh mẽ hơn vào cả nội dung âm thanh, video trực tuyến, báo chí dữ liệu, cũng như sáng tạo các câu chuyện trực quan dễ hấp thu, hoạt động tốt trên phương tiện truyền thông xã hội.

Đối với các đài truyền hình, thách thức còn lớn hơn, khi khán giả đang di chuyển với tốc độ nhanh sang các dịch vụ phát trực tuyến kỹ thuật số (livestream) và khi các công ty truyền thông khác cũng chuyển tài nguyên của mình sang đầu tư phát triển các nội dung âm thanh và video (cạnh tranh với truyền hình).

Về mặt kinh doanh, các mô hình thu hút độc giả chấp nhận mô hình đăng ký đọc tin trả tiền (hàng tháng, hàng quý và hàng năm với chiết khấu và khuyến mại tốt) chắc chắn đã được thúc đẩy bởi đại dịch Covid-19.

Nhưng năm 2021 cũng thực sự là thời điểm khó khăn để níu chân những khách hàng bởi thu nhập bị giảm vì đại dịch. Bối cảnh này khiến độc giả ngày càng tìm kiếm sự đa dạng về các nguồn cung cấp thông tin và giải trí, chứ chưa nói đến việc tìm kiếm “những mô hình mất tiền” mới như vậy.

Đó là lý do tại sao từ năm 2021, các tòa soạn càng nỗ lực nhiều hơn để đa dạng hóa các nguồn thu trong bối cảnh bùng nổ của thương mại điện tử. Việc tổ chức sự kiện, hội thảo, họp báo, diễn đàn trực tuyến... đã được coi là những hoạt động nóng nhất đối với các tòa soạn báo điện tử trên thế giới.

Với sự bùng nổ của thương mại điện tử, tại các thị trường, các công ty lớn cũng có nhiều tiền hơn để đầu tư cho hoạt động quảng cáo, truyền thông. Chính điều này làm tăng động lực cho các tòa soạn đã phát triển trong một thời gian, đặc biệt là khi họ có lượng độc giả lớn.

Các khoản thanh toán từ các doanh nghiệp thương mại điện tử cho việc quảng bá hoạt động của mình trên nền tảng của các thương hiệu tin tức, báo chí lớn nhất đang có xu hướng tăng ở nhiều thị trường từ châu Á, châu Âu và châu Mỹ.

Xu hướng số hóa báo chí phát triển trong năm 2021 và những năm tới được dự báo là sẽ không chỉ đơn thuần tập trung vào các trang web và ứng dụng mà ngày càng hướng tới việc thể hiện báo chí trên nhiều kênh, bao gồm email, podcast và video trực tuyến. Sự tham gia trực tiếp nhiều hơn của độc giả (nhu cầu tìm và sử dụng dữ liệu) cũng tạo ra thêm động lực và lợi ích cho các tòa soạn. Đây cũng chính là điều mà nhiều chuyên gia trong lĩnh vực báo chí coi là “chìa khóa” cho một tương lai bền vững.

Covid-19 là chất xúc tác cho sự thay đổi đối với báo chí

Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu báo chí của Reuters, cú sốc đại dịch Covid-19 là chất xúc tác cho sự thay đổi rất cần thiết đối với báo chí cũng như đối với nhiều ngành công nghiệp khác. Cơ quan nghiên cứu này tuyên bố rằng, trong năm 2022, cơ quan này sẽ tìm hiểu xem những thói quen mới nào mà độc giả sẽ gắn bó và thói quen nào sẽ chỉ là tạm thời. Các nhà nghiên cứu cũng sẽ tìm hiểu xem nhà xuất bản nào có đủ tự tin và can đảm để nắm bắt các cơ hội mới đã xuất hiện như dự báo.

Trí tuệ nhân tạo đã hiện hữu trong lĩnh vực báo chí

Cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu báo chí của Reuters tiến hành cho thấy, các nhà xuất bản coi trí tuệ nhân tạo (AI) là động lực lớn nhất cho báo chí trong vài năm tới.

BBC đã thử nghiệm một công cụ chatbot được hỗ trợ bởi công nghệ AI để trả lời các câu hỏi về dịch Covid-19 cho độc giả bằng cách sử dụng các báo cáo đáng tin cậy của riêng mình.

Báo South China Morning Post đang sử dụng AI để xác định các đối tượng độc giả có sở thích giống nhau.

Tờ Globe and Mail ở Canada đã ủy quyền nhiều lựa chọn biên tập trên trang chủ và các trang đích khác cho một công cụ có thể làm việc như người thật dựa trên công nghệ AI có tên là Sophi.

Một số ấn phẩm khác sử dụng các công cụ AI để theo dõi các vấn đề về giới tính và thành kiến ​​chủng tộc trong đầu ra và gắn “cờ kết quả” cho các biên tập viên.

Theo giaothong.vn

Cùng chủ đề
CMC đồng hành chuyển đổi số cùng Ủy ban dân tộc
Ngày 10-10, Tập đoàn Công nghệ CMC đã tham gia chương trình “Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia” do Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức, mang tới các sản...
Doanh nghiệp Nhật Bản còn chần chừ khi đầu tư sản phẩm giá trị gia tăng ở Việt Nam
Nhiều nhà sản xuất Nhật Bản, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, chần chừ khi đầu tư vào Việt Nam, vì lo ngại khó tuyển dụng đ...
Hiệp định EVFTA 'trợ lực' giúp xuất khẩu tôm Việt Nam sang châu Âu tăng cao
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới ngày 15-6, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 338 triệu USD, tăng 51% so với c...
Truyền lửa cho nghề tóc
Sáng ngày 4/7, CLB 3 thế hệ tóc Việt đã tổ chức buổi gặp gỡ chia sẻ kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn về tóc. Với chủ đề “Truyền l...
Nhiều thách thức với nhà cung cấp cho mục tiêu phát triển bền vững của các nhãn hàng
Có nhiều thách thức ở phía trước với các nhà cung cấp để đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững của các tập đoàn và nhãn hàng trên thế gi...
CMC đồng hành chuyển đổi số cùng Ủy ban dân tộc
Ngày 10-10, Tập đoàn Công nghệ CMC đã tham gia chương trình “Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia” do Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức, mang tới các sản...
Doanh nghiệp Nhật Bản còn chần chừ khi đầu tư sản phẩm giá trị gia tăng ở Việt Nam
Nhiều nhà sản xuất Nhật Bản, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, chần chừ khi đầu tư vào Việt Nam, vì lo ngại khó tuyển dụng đ...
Hiệp định EVFTA 'trợ lực' giúp xuất khẩu tôm Việt Nam sang châu Âu tăng cao
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới ngày 15-6, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 338 triệu USD, tăng 51% so với c...
Truyền lửa cho nghề tóc
Sáng ngày 4/7, CLB 3 thế hệ tóc Việt đã tổ chức buổi gặp gỡ chia sẻ kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn về tóc. Với chủ đề “Truyền l...
Nhiều thách thức với nhà cung cấp cho mục tiêu phát triển bền vững của các nhãn hàng
Có nhiều thách thức ở phía trước với các nhà cung cấp để đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững của các tập đoàn và nhãn hàng trên thế gi...
Để lại bình luận