Chính thức bỏ các quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô sau gần 20 năm
Thiên Minh Trung
14/08/2022
Bài viết: 150
Bình luận: 0

Từ ngày 1-10 tới, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô sẽ chính thức được bãi bỏ sau gần 20 năm ban hành.

Ngày 12-8, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thông tư bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.

Theo đó, cơ quan này bãi bỏ Quyết định số 28/2004, Quyết định số 05/2005 và Thông tư 05/2012 về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ôtô. Thông tư do Thứ trưởng Lê Xuân Định ký có hiệu lực từ ngày 1-10-2022.

Như vậy, sau gần 20 năm, quy định liên quan tới tỷ lệ nội địa hóa và mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành chính thức được bãi bỏ. Bởi các quy định nêu trên không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của công nghệ sản xuất ô tô.

Trước đây nhằm thực hiện “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” của Thủ tướng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu.

Mục đích của quy định này chính là để phục vụ cho phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.

Trước đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) đã kiến nghị đến Thủ tướng và các bộ ngành liên quan cho rằng các văn bản xác định tỷ lệ nội địa hóa ô tô đang gây chồng chéo và không phù hợp, đề nghị bãi bỏ để tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), việc bỏ quy định cách tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước duy trì sản xuất trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ ASEAN với thuế suất 0% từ năm 2018.

Trước đó, trao đổi với KTSG Online, ông Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia ô tô, cũng cho rằng với cách tính tỷ lệ nội địa hóa hiện nay, Việt Nam khó có thể sản xuất được chiếc xe có chất lượng cao. Bởi vì, cách tính này đánh giá thấp những bộ phận quan trọng trên xe, còn những bộ phận không quan trọng lại được tính tỷ lệ cao. Việc thay đổi cách tính tỷ lệ nội địa hóa cũng là cách đặt ra đòi hỏi cao hơn với hãng xe để nhà sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm với công nghệ tiên tiến nhất.

Mặt khác, với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển, các tính năng, linh kiện trên ô tô cũng ngày càng đổi mới, hiện đại và chiếm tỷ trọng giá trị lớn trong tổng thể chiếc xe.

Đơn cử như cùng là chi tiết thân xe nhưng công nghệ tạo ra thân xe buýt khá đơn giản còn xe du lịch đòi hỏi công nghệ cao hơn.

Trên thực tế tỷ lệ nội địa hóa xe ô tô con hay còn gọi là xe du lịch ở Việt Nam còn khá thấp nguyên nhân là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô Việt Nam phát triển chậm cả về số lượng và chất lượng so với nhiều quốc gia trong khu vực.

Cụ thể hiện nay, chỉ một vài nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

So với Thái Lan, số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô vẫn còn rất ít. Theo Bộ Công Thương, Thái Lan có gần 700 nhà cung cấp cấp 1, nhưng Việt Nam chỉ có chưa đến 100. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2, 3, trong khi Việt Nam chỉ có chưa đến 150.

Điều này dẫn đến tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp. Mục tiêu đề ra cho xe cá nhân là 30-40% vào năm 2020; 40-45% vào năm 2025 và 50–55% vào năm 2030.

Tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Toyota Việt Nam cao hơn đạt khoảng 37% đối với riêng dòng xe Innova (theo thông tin từ phía doanh nghiệp), thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra cũng như thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Cùng chủ đề
CMC trình diễn Hệ sinh thái an ninh ATTT tại ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024
Ngày 21-11, tại Hà Nội, Công ty CMC Cyber Security đã ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh ATTT tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Na...
Nhà bán hàng TMĐT xuyên biên giới Việt Nam được Alibaba.com tôn vinh
Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà lãnh đạo thương mại điện tử (TMĐT) xuất sắ...
Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam chính thức vận hành thương mại
Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn hay LSP, công ty thành viên của SCG Chemicals (SCGC), thuộc Tập đoàn SCG, vừa thông báo Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên...
VietnamPrintpack 2024: dẫn đầu đổi mới trong ngành In ấn và bao bì
VietnamPrintPack 2024 - Triển lãm Quốc tế lần thứ 22 về máy và thiết bị ngành công nghiệp Đóng gói Bao Bì & In Ấn năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 -...
Xuất khẩu đồ gỗ tăng 25% trong 7 tháng, vượt mốc 10 tỉ đô la Mỹ
Xuất khẩu của ngành đồ gỗ 7 tháng năm 2024 tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10,7 tỉ đô la Mỹ, cho thấy xu hướng phục hồi của ngành ngày càng rõ...
CMC trình diễn Hệ sinh thái an ninh ATTT tại ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024
Ngày 21-11, tại Hà Nội, Công ty CMC Cyber Security đã ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh ATTT tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Na...
Nhà bán hàng TMĐT xuyên biên giới Việt Nam được Alibaba.com tôn vinh
Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà lãnh đạo thương mại điện tử (TMĐT) xuất sắ...
Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam chính thức vận hành thương mại
Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn hay LSP, công ty thành viên của SCG Chemicals (SCGC), thuộc Tập đoàn SCG, vừa thông báo Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên...
VietnamPrintpack 2024: dẫn đầu đổi mới trong ngành In ấn và bao bì
VietnamPrintPack 2024 - Triển lãm Quốc tế lần thứ 22 về máy và thiết bị ngành công nghiệp Đóng gói Bao Bì & In Ấn năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 -...
Xuất khẩu đồ gỗ tăng 25% trong 7 tháng, vượt mốc 10 tỉ đô la Mỹ
Xuất khẩu của ngành đồ gỗ 7 tháng năm 2024 tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10,7 tỉ đô la Mỹ, cho thấy xu hướng phục hồi của ngành ngày càng rõ...
Để lại bình luận