Gìn giữ nét đẹp văn hóa xin chữ đầu năm
Sunny Nguyễn
06/02/2022
Bài viết: 124
Bình luận: 0

Trong những ngày đầu năm mới, cùng với nhiều phong tục cổ truyền, tục xin, cho chữ, cũng là dịp khai bút đầu Xuân là nét đẹp văn hóa vẫn đang được gìn giữ với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp các ông đồ thể hiện sự uyên thâm của mình qua việc cho chữ, tặng chữ.

Ông đồ trẻ Nguyễn Công Trung là người cho chữ ở đền thờ Vua Quang Trung nhiều năm nay và luôn cho rằng: Cho chữ đầu năm không chỉ để những người “có chữ”, “biết chữ” có dịp trổ tài, múa bút, mà còn là nơi để mọi người có thể đến thưởng thức, chiêm nghiệm những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp trong những ngày đầu năm.

Ngày Xuân, đối với người Việt, là ngày khởi đầu của năm mới, cũng là khởi đầu của mọi sự mới. Chính vì thế, mỗi người đều mong muốn bản thân, gia đình có được những điều tốt đẹp, khởi sắc hơn. Tục xin chữ - cho chữ, có lẽ bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng con chữ đẹp, nên ngày Xuân xin về, như xin một thứ phúc lộc may mắn, giỏi giang. Về sau, phong tục tốt đẹp này càng phổ biến. Chữ xin được thể hiện lời chúc của người viết hoặc mong muốn của người xin, thường là sự an lành, may mắn, thành công, đỗ đạt, con cái đầy nhà.

Đã trở thành nét văn hóa nên vào mùng 5 Tết hằng năm, gia đình chị Lê Thị Hồng Lam, thành phố Vinh đã có mặt từ rất sớm ở chùa Đức Hậu để tham quan, thắp hương cầu bình an và xin chữ đầu năm. Cũng như chị Lam, có người đến xin theo ước nguyện của mình, có người khi lại được các thầy tặng chữ, bao nhiêu ước mong tốt đẹp đều được gửi gắm trong mỗi chữ mang về.

“Mỗi chữ được xin là tiêu chí để mỗi thành viên trong gia đình chúng tôi rèn luyện, cố gắng để thực hiện trong năm. Ngoài xin cho gia đình chữ “An”, tôi còn xin thêm chữ “Trí” cho các cháu cố gắng học tập và đạt kết quả tốt”, chị Lê Thị Hồng Lam cho biết. 

“Cứ mỗi đầu Xuân năm mới em cũng đều đi xin chữ. Em thường xin chữ Phúc bởi em muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào nét chữ của thầy cầu cho gia đạo bình an, hạnh phúc và phúc đức cho cả gia đình. Đây không những là nét đẹp văn hóa của dân tộc mà còn an ủi, động viên cho tâm lý mọi người dân vững tin hơn trong cuộc sống”, em Nguyễn Thị Hương Giang, thành phố Vinh cho biết.

Có người đến xin theo ước nguyện của mình, có người lại được các thầy tặng chữ, bao nhiêu ước mong tốt đẹp đều được gửi gắm trong mỗi chữ mang về. 

Nét mới năm nay là xin chữ thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K, chùa Đức Hậu đã tổ chức không gian giãn cách để du khách vừa có thể vừa du xuân, xin chữ đầu năm, vừa đảm bảo được an toàn. Mọi người đến chùa thường xin chữ An, chữ Tâm, chữ Đức, chữ Phúc; các em học sinh thì xin chữ Đạt, Trí… với mong muốn mình đạt kết quả cao và có trí tuệ để học tập; các doanh nhân, doanh nghiệp thì xin chữ Phúc, chữ Lộc, chữ Thành Công...

“Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiếu học nên vào ngày mùng 5 Tết nhà chùa đã tổ chức Lễ khai bút đầu Xuân. Trong lễ Khai bút đầu Xuân, nhà chùa tổ chức tặng chữ, tặng bút và tặng sách cho tất cả các em học sinh, các Phật tử, doanh nhân..., với ước nguyện mọi người đều đạt được ước nguyện của mình trong một năm mới”, Trụ trì chùa Đức Hậu Thích Định Tuệ cho biết.

Vào dịp đầu Xuân, ngoài khu Di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn thì tại các đền, chùa trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều tổ chức lễ khai bút đầu xuân, cho chữ đầu năm. Những ông đồ mặc áo dài, đội khăn đóng, bày “mực tàu giấy đỏ” cho chữ và gìn giữ một nét đẹp trong văn hoá người Việt.

Là người cho chữ ở đền thờ Vua Quang Trung nhiều năm nay, ông đồ trẻ Nguyễn Công Trung cho rằng, cho chữ đầu năm không chỉ để những người “có chữ”, “biết chữ” có dịp trổ tài, múa bút, mà còn là nơi để mọi người có thể đến thưởng thức, chiêm nghiệm những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp trong những ngày đầu năm. Các “ông đồ” không chỉ đơn giản là viết chữ, câu đối cho người xin chữ, mà qua mỗi chữ viết ra còn có ý nghĩa giáo dục đạo đức, đạo làm người, nhất là với các cháu nhỏ.

“Thế hệ trẻ bây giờ cũng rất quan tâm đến truyền thống văn hóa xa xưa của cha ông. Qua bài thơ ‘Ông đồ’ cũng tiếp thêm sức mạnh cho thể hệ trẻ như chúng tôi cố gắng gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện tại tôi cũng đang đào tạo một số bạn trẻ gìn giữ và nối tiếp truyền thống văn hóa cha ông để lại”, ông đồ trẻ Nguyễn Công Trung chia sẻ.

Mỗi người đến chùa đều xin chữ An, chữ Tâm, chữ Đức, chữ Phúc; các em học sinh thì xin chữ Đạt, chẽ Trí mong muốn mình đạt kết quả cao và có trí tuệ để học tập.

Với một xếp giấy, vài chiếc bút lông và nghiên mài mực, ngồi cùng chiếc bàn vuông vức xinh xắn để sẵn sàng cho những người xin chữ trở nên thân thuộc trong mỗi độ Tết đến Xuân về. Hình ảnh người viết câu đối, người viết lời chúc, người viết chữ… đủ các kiểu hành, chân, triện, lệ… đủ các chất liệu giấy, gỗ, trúc, tre…; người xếp hàng, ngồi ghế chờ đến lượt, trân trọng cầm tờ giấy còn ướt mực, ngắm nét chữ “phượng múa rồng bay” cũng đủ là một hình ảnh đẹp đẽ, thương yêu ngày Xuân năm mới. Ông đồ cho chữ ngày nay có thể không là quần the khăn đóng, cũng có thể không viết bằng chữ Nho nhưng tục cho chữ, xin chữ đã và đang được các thế hệ kế thừa, gìn giữ và phát huy.

Cùng chủ đề
Nhân lực từ giáo dục và đào tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hướng đến 5.0
Giáo dục và đào tạo thời kỳ công nghiệp 5.0 là một bước phát triển mới của giáo dục và đào tạo công nghiệp 4.0, hướng đến việc tạo ra môi trường học t...
Mở rộng mạng lưới bán lẻ, UNIQLO công bố khai trương 3 cửa hàng mới tại TP. Thủ Đức
UNIQLO, thương hiệu bán lẻ thời trang toàn cầu đến từ Nhật Bản, hôm nay vừa công bố kế hoạch mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh với...
Hội Đồng Anh giới thiệu tính năng mới giúp thí sinh Việt Nam cải thiện điểm số IELTS nhanh chóng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức cấp phép cho Hội đồng Anh tổ chức hình thức Thi lại một kỹ năng – IELTS One Skill Retake tại Việt Nam. Sáng kiến...
UNIQLO ra mắt sản phẩm chống nắng ngăn chặn hơn 90% Tia UV bảo vệ da
Ngày 4-4-2024, UNIQLO, thương hiệu bán lẻ thời trang toàn cầu đến từ Nhật Bản, tổ chức Sự kiện Giới thiệu dòng sản phẩm chống nắng UV Protection - ứng...
Số hóa và sự ảnh hưởng thị trường lao động việc làm
Theo nhiều chuyên gia nhận định, chuyển đổi số không phải đơn thuần thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công, truyền thống (ghi chép sổ sách, họp...
Nhân lực từ giáo dục và đào tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hướng đến 5.0
Giáo dục và đào tạo thời kỳ công nghiệp 5.0 là một bước phát triển mới của giáo dục và đào tạo công nghiệp 4.0, hướng đến việc tạo ra môi trường học t...
Mở rộng mạng lưới bán lẻ, UNIQLO công bố khai trương 3 cửa hàng mới tại TP. Thủ Đức
UNIQLO, thương hiệu bán lẻ thời trang toàn cầu đến từ Nhật Bản, hôm nay vừa công bố kế hoạch mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh với...
Hội Đồng Anh giới thiệu tính năng mới giúp thí sinh Việt Nam cải thiện điểm số IELTS nhanh chóng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức cấp phép cho Hội đồng Anh tổ chức hình thức Thi lại một kỹ năng – IELTS One Skill Retake tại Việt Nam. Sáng kiến...
UNIQLO ra mắt sản phẩm chống nắng ngăn chặn hơn 90% Tia UV bảo vệ da
Ngày 4-4-2024, UNIQLO, thương hiệu bán lẻ thời trang toàn cầu đến từ Nhật Bản, tổ chức Sự kiện Giới thiệu dòng sản phẩm chống nắng UV Protection - ứng...
Số hóa và sự ảnh hưởng thị trường lao động việc làm
Theo nhiều chuyên gia nhận định, chuyển đổi số không phải đơn thuần thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công, truyền thống (ghi chép sổ sách, họp...
Để lại bình luận