Lao động nữ và những thách thức trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Trần Anh Tuấn
07/03/2022
Bài viết: 90
Bình luận: 0

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh những cơ hội mới mở ra cho phụ nữ thì đồng thời cũng làm gia tăng bất bình đẳng giới trong khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới, khiến nhóm lao động nữ có trình độ chuyên môn thấp phải đối diện với nguy cơ mất việc làm.

Tỷ lệ lao động nữ “áp đảo” lao động nam

Lao động nữ chiếm tỷ lệ 52,41% tổng số lao động, tỷ lệ lao động nữ trong các nhóm tuổi luôn cao hơn tỷ lệ lao động nam. Tổng số lao động đang làm việc có trên 5,5 triệu, trong đó tỷ lệ lao động nữ đang làm việc chiếm tỷ lệ trên 50,30%. Đa số lao động nữ đang làm việc trong các ngành Công nghiệp chiếm tỷ lệ 51,3%, tỷ lệ lao động nữ làm việc trong các ngành dịch vụ thương mại chiếm tỷ lệ 40,7%.

Theo khảo sát về thực trạng việc làm của lao động nữ trong các doanh nghiệp, cho thấy trình độ, năng lực và chuyên môn nghề nghiệp của phụ nữ còn thấp, định hướng nghề nghiệp vẫn theo hướng truyền thống (dệt, may, dịch vụ, bán hàng...). Đa số phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn chỉ có thể làm được những công việc không ổn định, làm việc bấp bênh, thu nhập thấp, dễ mất việc làm.

Lao động nữ vẫn tập trung ở những ngành sử dụng chủ yếu sức lao động, lao động nam đa số làm việc những ngành dựa vào vốn và kỹ thuật. Lao động nữ chiếm trên 70% ở các ngành dệt may, da giày, chế biến nông sản; lao động nam tập trung ở các ngành giao thông, xây dựng, viễn thông, công nghệ thông tin.

Phần lớn lao động nữ làm việc trong điều kiện làm việc chưa được cải thiện, thời gian lao động kéo dài, việc làm bấp bênh, rủi ro cao. Tỷ lệ nữ làm lao động giản đơn chiếm 53,6%, và trong khu vực phi nông nghiệp chiếm 47,3%. Xu hướng đầu tư cho trẻ em gái trong học tập không được quan tâm nhiều như trẻ em trai, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu xã hội đang phát triển.

Cần mục tiêu bền vững để lao động nữ không mất việc làm

Dù chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động Việt Nam, nhưng lao động nữ chưa qua đào tạo là một trong những nhóm yếu thế nhất trên thị trường lao động và mang nhiều đặc trưng nhân khẩu - xã hội bất lợi (tỷ lệ thất nghiệp cao, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, tập trung chủ yếu nhóm nghèo, sống ở nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, ở nhóm phụ nữ lớn tuổi, học vấn thấp).

Những năm qua, thị trường lao động phát triển, có sự biến động, chuyển dịch cơ cấu lao động, tồn tại nhiều nghịch lý về cân đối và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Tuy nhiên, lực lượng lao động nữ thành phố có xu hướng gia tăng về lĩnh vực giáo dục, đào tạo và việc làm, các chính sách của nhà nước đối với lao động nữ, góp phần nâng cao đời sống, việc làm, tạo cơ hội cho chị em phấn đấu vươn lên, có nhiều đóng góp cho xã hội.

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP. HCM (ngoài củng bên phải) trong lần chia sẽ về việc làm - cơ hội  khởi nghiệp của phụ nữ thời kỳ hậu covid-19

Việc chăm lo việc làm cho lao động nữ luôn được Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành, các tỉnh, thành phố và đoàn thể xã hội nhất là Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam từ trung ương đến địa phương luôn quan tâm đối với lao động nữ, đặc biệt lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn như:

-Lao động nữ thuộc hộ nghèo, hộ dân tái định cư, hộ dân có thu nhập cận chuẩn nghèo.

- Lao động nữ đang làm việc tự do, tự tạo việc làm với những công việc không ổn định, thu nhập thấp (buôn bán hàng rong, lòng lề đường, buôn bán lẻ, dịch vụ, phục vụ ăn uống đơn lẻ, giản đơn).

- Lao động nữ đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh quy mô nhỏ, thu nhập thấp, dễ mất việc làm như một số công việc gia công dệt, may; bán sản phẩm, dịch vụ, phục vụ, vệ sinh công nghiệp,…).

- Lao động nữ từ các tỉnh, thành phố khác đến nhập cư làm việc các khu vực đô thị.                                         

 - Lao động nữ mất việc làm, nghỉ việc trước tuổi còn sức lao động có nhu cầu tìm việc làm.

- Nữ sinh viên, học sinh thuộc gia đình công nhân, lao động đơn thuần kể cả nữ sinh viên, học sinh tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm trái ngành, nghề và không ổn định việc làm.

Các nhóm ngành nghề phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ vào làm việc tại các doanh nghiệp hoặc khởi nghiệp, tự tạo việc làm bằng nhiều hình thức linh hoạt kể cả việc làm bán thời gian như: công nghệ chế biến thực phẩm, giấy bao bì, công nghệ in, công nghệ thông tin - điện tử, cơ khí tự động hóa, công nghệ nhựa, sợi, dệt, may, thiết kế thời trang - tạo mẫu, công nghệ cao chế biến nông sản thủy, hải sản,...

Kết hợp với những ngành nghề mới, thay đổi kỹ thuật hiện đại như: vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, gốm sứ, sản xuất dụng cụ thể dục thể thao cao cấp, mỹ nghệ cao cấp, mỹ thuật ứng dụng, dịch vụ du lịch, ăn uống, giải trí, thẩm mỹ - chăm sóc sắc đẹp, quản trị kinh doanh, marketing - phát triển thương hiệu, thương mại điện tử, logictics, quản trị tài chính - kế toán, kiểm toán,… sẽ thu hút bình quân từ 55 - 60% lao động nữ và hầu như không còn ranh giới ngành nghề giữa  nam và nữ trong xu hướng thị trường lao động phát triển theo hướng công nghệ, khoa học kỹ thuật . 

Thị trường việc làm hiện nay và tương lai, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, kỹ năng thấp,… sẽ mất lợi thế cạnh trạnh, một phần lực lượng lao động kỹ năng thấp sẽ bị thải hồi đồng thời rất thiếu những người có kỹ năng và thái độ làm việc tốt. Vì vậy, người lao động trong tất cả ngành nghề chủ động trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, thái độ nghề.

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Quốc tế ngày càng sâu rộng, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, phát triển kinh tế. Thị trường lao động đang phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực. Như thế, các chính sách nhà nước cần chú trọng vấn đề đào tạo nghề cho lao động nữ theo cách tiếp cận giới, đào tạo không chỉ phục vụ sinh kế mà còn thúc đẩy bình đẳng giới, là mục tiêu căn cơ bền vững./.

Trần Anh Tuấn
(Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đào tạo Kinh tế Quốc tế, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP. HCM)

Cùng chủ đề
‘Ông lớn’ ngành làm đẹp mở 22 phòng thu livestream, hoạt động xuyên ngày đêm
Tập đoàn ngành làm đẹp  L'Oréal vừa khai trương “Nhà máy Livestream” (Livestream Studio) hiện đại tại TPHCM chuyên biệt cho hoạt động bán hàng tr...
Những định hướng về việc chọn giáo dục nghề nghiệp
Thị trường lao động Việt Nam phát triển theo hướng thích ứng với quá trình chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, nhu cầu nhân lực có hàm lượng công nghệ...
Nestlé Việt Nam giới thiệu NESTGEN 2025 tạo cơ hội phát triển cho thế hệ trẻ
Ngày 18-3, Nestlé Việt Nam chính thức ra mắt NESTGEN 2025, chương trình đào tạo trực tuyến kéo dài ba ngày (từ 18 đến 20 tháng 3 năm 2025), với mục ti...
Khái quát về kỹ năng nghề nghiệp trong thời đại số
Năm học 2024 - 2025, khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp, nhiều học sinh tập trung tìm hiểu, trao đổi về đặc điểm nhu cầu nhân lực đối với các ngà...
Nhu cầu nhân lực phát triển theo tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động
Trong quá trình tham gia các hoạt động hướng nghiệp năm học 2024 - 2025, nhiều nội dung được các bậc phụ huynh quan tâm, tìm hiểu là các ngành nghề đa...
‘Ông lớn’ ngành làm đẹp mở 22 phòng thu livestream, hoạt động xuyên ngày đêm
Tập đoàn ngành làm đẹp  L'Oréal vừa khai trương “Nhà máy Livestream” (Livestream Studio) hiện đại tại TPHCM chuyên biệt cho hoạt động bán hàng tr...
Những định hướng về việc chọn giáo dục nghề nghiệp
Thị trường lao động Việt Nam phát triển theo hướng thích ứng với quá trình chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, nhu cầu nhân lực có hàm lượng công nghệ...
Nestlé Việt Nam giới thiệu NESTGEN 2025 tạo cơ hội phát triển cho thế hệ trẻ
Ngày 18-3, Nestlé Việt Nam chính thức ra mắt NESTGEN 2025, chương trình đào tạo trực tuyến kéo dài ba ngày (từ 18 đến 20 tháng 3 năm 2025), với mục ti...
Khái quát về kỹ năng nghề nghiệp trong thời đại số
Năm học 2024 - 2025, khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp, nhiều học sinh tập trung tìm hiểu, trao đổi về đặc điểm nhu cầu nhân lực đối với các ngà...
Nhu cầu nhân lực phát triển theo tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động
Trong quá trình tham gia các hoạt động hướng nghiệp năm học 2024 - 2025, nhiều nội dung được các bậc phụ huynh quan tâm, tìm hiểu là các ngành nghề đa...
Để lại bình luận