Nhiều thách thức với nhà cung cấp cho mục tiêu phát triển bền vững của các nhãn hàng
Xuân Lộc
03/06/2022
Bài viết: 458
Bình luận: 0

Có nhiều thách thức ở phía trước với các nhà cung cấp để đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững của các tập đoàn và nhãn hàng trên thế giới đặt ra. Điều này buộc cả hai phía phải ngồi lại cùng nhau tìm cách sáng tạo và tháo gỡ những khó khăn.

Thông tin này được ghi nhận tại phiên thảo luận về sản xuất bền vững trong khuôn khổ chương trình Tiên phong đột phá “Cùng Thụy Điển tìm ra những hướng đi mới” vào ngày 3-6.

Đại diện các nhãn hàng, doanh nghiệp Thụy Điển tại phiên thảo luận sản xuất bền vững vào ngày 3-6

H&M là một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới đã sớm định hướng và áp dụng sản xuất bền vững qua những kế hoạch và hành động cụ thể buộc các đối tác là nhà cung cấp của thương hiệu ở nhiều nước thực hiện.

Là thương hiệu cung cấp các dòng sản phẩm mang tính bền vững, sử dụng chất liệu hữu cơ và có thể tái chế… bà Anastacia Howe, Trưởng điều hành Chương trình Môi trường khu vực Viễn đông châu Á của H&M cho biết các nhà cung cấp của nhãn hàng gặp một số thách thức về sản xuất bền vững, trong đó đáng chú ý là sẽ không sử dụng nhiên liệu than vào năm 2025 và sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất.

Mục tiêu này được cho là tham vọng nhưng theo bà Anastacia Howe là đầy thách thức. Bởi các nhà cung ứng còn rất ngần ngại, không dùng than thì dùng những nhiên liệu nào thay thế, sử dụng năng lượng tái tạo nào, và liệu có đáp ứng được, hoặc có đủ vốn, nguồn lực để chuyển đổi.

Điều này buộc cả thương hiệu và nhà cung cấp ngồi lại thảo luận và cùng nhau tháo gỡ. Trong đó, phía nhãn hàng sẽ “xây dựng” niềm tin với các nhà cung ứng về khả năng tiêu thụ sản phẩm đạt các tiêu chuẩn an toàn môi trường, điều kiện về sản xuất xanh cũng như đây là tiêu chuẩn bắt buộc trên thị trường trong thời gian tới chứ không còn là khuyến khích.

Tương tự, IKEA, nổi tiếng trên toàn thế giới về đồ nội thất lắp ráp với mẫu mã đa dạng, thiết kế hiện đại và đặc biệt là sản phẩm thân thiện với môi trường cũng đã đặt ra nhiều thách thức với nhà cung ứng trong việc phát triển bền vững.

Tại sự kiện, ông Martin Otahel, Trưởng điều hành Bộ phận Chất lượng và Tuân thủ Bền vững IKEA, cho biết hãng có chiến lược phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, tác động tích cực tới môi trường và ảnh hưởng trực tiếp với nhà cung ứng. Về sử dụng năng lượng, IKEA và đối tác cung ứng vừa đầu tư mới năng lượng tái tạo và đồng thời đầu tư cải thiện những nhà máy hiện hữu thân thiên môi trường…

Chi phí sản xuất và vận chuyển của IKEA được đánh giá khá thấp vì đồ nội thất và phụ kiện của IKEA phần lớn được làm bằng vật liệu tái chế và bền vững. IKEA tìm kiếm cách thức để sử dụng ít nguyên liệu nhất có thể tạo ra sản phẩm mà không vi phạm các cam kết về chất lượng và độ bền, điều này cũng giúp cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận chuyển do sử dụng ít nhiên liệu và nhân công hơn trong việc giao nhận nguyên liệu và sản phẩm.

Đại diện H&M chia sẻ các sản phẩm thời trang sử dụng nguyên vật liệu thân thiện môi trường tại sự kiện

Do đó, theo ông Martin Otahel, việc sáng tạo trong phát triển sản phẩm và nguyên vật liệu sản xuất không chỉ diễn ra tại nội bộ IKEA mà đồng thời là cho cả chuỗi cung ứng.

Ngoài H&M hay IKEA, tại chuỗi sự kiện của Chương trình “Tiên phong đột phá”, các tập đoàn Thụy Điển khác đang có mặt tại Việt Nam như ABB, Ericsson, Atlas Copco, Tetra Pak còn sẽ chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp đổi mới sáng tạo với doanh nghiệp trong nước và các đối tác khu vực công và tư của Việt Nam.

Ông David Lidén, Tham tán Thương mại kiêm Trưởng đại diện Business Sweden tại Việt Nam, cho biết công nghệ và chuyển đổi xanh là chìa khóa quan trọng trong việc chống lại các thách thức của biến đổi khí hậu.

Theo ông, đổi mới sáng tạo luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự cạnh tranh của mỗi quốc gia và mang lại chất lượng cuộc sống cho người dân.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam hướng tới một nền kinh tế xanh và bền vững. Xanh hóa sản xuất còn đặt ra cho các doanh nghiệp những đòi hỏi, yêu cầu mới phù hợp với xu thế phát triển chung, đồng thời nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước.

Chương trình “Tiên phong đột phá” do Đại sứ quán Thụy Điển, Hội đồng Thương mại và Đầu tư Thụy Điển (Business Sweden), UBND TPHCM và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác Thụy Điển – Việt Nam về lĩnh vực phát triển bền vững.

Cùng chủ đề
Vietnam Motor Show 2024 nhộn nhịp với xe điện và hybrid
Triển lãm ô tô và xe máy Việt Nam 2024 (Vietnam Motor Show 2024) diễn ra từ ngày 23/10 đến ngày 27/10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, Quận...
Trải nghiệp Xanh cùng dược phẩm OPC – gần 50 năm vì sức khỏe người Việt
Trong khuôn khổ các dự án của chiến dịch Tiêu dùng xanh lần thứ 4, hoạt động “Trải nghiệm xanh đồng hành cùng doanh nghiệp” đã được triển khai tại nhà...
CMC đồng hành chuyển đổi số cùng Ủy ban dân tộc
Ngày 10-10, Tập đoàn Công nghệ CMC đã tham gia chương trình “Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia” do Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức, mang tới các sản...
Doanh nghiệp Nhật Bản còn chần chừ khi đầu tư sản phẩm giá trị gia tăng ở Việt Nam
Nhiều nhà sản xuất Nhật Bản, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, chần chừ khi đầu tư vào Việt Nam, vì lo ngại khó tuyển dụng đ...
Hiệp định EVFTA 'trợ lực' giúp xuất khẩu tôm Việt Nam sang châu Âu tăng cao
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới ngày 15-6, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 338 triệu USD, tăng 51% so với c...
Vietnam Motor Show 2024 nhộn nhịp với xe điện và hybrid
Triển lãm ô tô và xe máy Việt Nam 2024 (Vietnam Motor Show 2024) diễn ra từ ngày 23/10 đến ngày 27/10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, Quận...
Trải nghiệp Xanh cùng dược phẩm OPC – gần 50 năm vì sức khỏe người Việt
Trong khuôn khổ các dự án của chiến dịch Tiêu dùng xanh lần thứ 4, hoạt động “Trải nghiệm xanh đồng hành cùng doanh nghiệp” đã được triển khai tại nhà...
CMC đồng hành chuyển đổi số cùng Ủy ban dân tộc
Ngày 10-10, Tập đoàn Công nghệ CMC đã tham gia chương trình “Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia” do Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức, mang tới các sản...
Doanh nghiệp Nhật Bản còn chần chừ khi đầu tư sản phẩm giá trị gia tăng ở Việt Nam
Nhiều nhà sản xuất Nhật Bản, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, chần chừ khi đầu tư vào Việt Nam, vì lo ngại khó tuyển dụng đ...
Hiệp định EVFTA 'trợ lực' giúp xuất khẩu tôm Việt Nam sang châu Âu tăng cao
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới ngày 15-6, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 338 triệu USD, tăng 51% so với c...
Để lại bình luận