Những định hướng về việc chọn giáo dục nghề nghiệp
Trần Anh Tuấn
1 ngày trước
Bài viết: 90
Bình luận: 0

Thị trường lao động Việt Nam phát triển theo hướng thích ứng với quá trình chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, nhu cầu nhân lực có hàm lượng công nghệ cao nhiều cơ hội, là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chắc về chuyên môn, kỹ năng thực hành, vững về đạo đức, có năng lực làm chủ công nghệ, có tính sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của công nghệ trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh quốc tế.

Mỗi người có cá tính, sở thích, sở trường, năng lực khác nhau, kỳ vọng tương lai khác nhau… nên việc chọn nghề và tiến thân không giống nhau… Đặc biệt, chỉ có những quan điểm “lành nghề”, “xuất sắc” trong nghề, thì quyết định sự thành công.

Một hướng đi nhận được nhiều sự quan tâm và hưởng ứng của xã hội sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, học lên Trung cấp, Cao đẳng, Đại học; sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, học lên Trung cấp, Cao đẳng, kết hợp học văn hóa Trung học phổ thông… điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng nghề cho học sinh.

Trước tiên, giúp tìm được nghề mình yêu thích, tạo động lực học tập, theo đuổi đam mê trong thời đại số, hội nhập kinh tế, kỹ năng tay nghề, năng lực làm việc… cho các em. Nó còn là tiêu chí quan trọng việc học nghề Trung cấp hoặc Cao đẳng, mang lại nhiều lợi ích như rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, điều kiện tuyển sinh, giá trị bằng cấp và cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Sau khi tốt nghiệp ở trình độ Trung cấp, Cao đẳng và chương trình Trung học phổ thông, người học bước vào thị trường lao động việc làm. Và nếu tiếp tục học để liên thông Đại học… sẽ tuân theo các quy định hiện hành.

Dưới đây là những nhóm ngành nghề đào tạo bậc Trung cấp, Cao đẳng cần nhiều nhu cầu nhân lực:

1. Công nghệ thông tin, ứng dụng phần mềm, quản trị mạng, an ninh mạng;

2. Công nghệ kỹ thuật cơ khí (thiết bị cơ khí, cơ khí động lực, cơ điện, điện lạnh, thiết bị lạnh, hàn, nguội, luyện kim, hệ thống tàu thủy, đường sắt, ôtô, xe máy, công nghệ cơ giới, cắt gọt kim loại, hàn, tự động hóa, điện - điện công nghiệp - điện tử - cơ điện tử - kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, công nghệ dệt - may...), công nghệ kỹ thuật xây dựng, sản xuất gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng;

3. Mỹ thuật ứng dụng, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp, thiết kế sản phẩm, trang trí nội thất, công nghệ điện ảnh - truyền hình;

4. Công nghệ thực phẩm, khoa học cây trồng, thú y, bảo vệ thực vật, nuôi trồng thủy sản;

5. Kinh tế - thương mại, quản trị kinh doanh (chuyên ngành quản trị kinh doanh bất động sản; quản trị kinh doanh tổng hợp) - thương mại điện tử, marketing - digital marketing, logistics;

6. Tài chính kế toán, kiểm toán, ngân hàng, tài chính doanh nghiệp;

7. Du lịch, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống;

8. Tiếng Anh - Trung - Hàn - Nhật...;

9. Dịch vụ y tế/ dịch vụ xã hội (kỹ thuật y, dược, nha, điều dưỡng...), chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ làm đẹp, công tác xã hội;

10. Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao.

Vậy học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông nên chọn học Đại học hay Cao đẳng; tốt nghiệp Trung học cơ sở nên học tiếp Trung học phổ thông hay học giáo dục nghề nghiệp, nên chọn trường xa tại các Thành phố lớn hay trường tại địa phương gần nhà... vì thực tế chính là sự cân nhắc quyết định lựa chọn con đường học phù hợp với năng lực, sở thích của mỗi học sinh, điều kiện học tập, định hướng tương lai đối với bản thân.

Chọn ngành học và nghề nghiệp là quá trình chịu tác động bởi nhiều yếu tố, bởi thông qua các chương trình hướng nghiệp, học sinh và phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng năng lực, sở thích bản thân để lựa chọn bậc học phù hợp… không nhất thiết phải vào Đại học mới là thành công.

Dù tốt nghiệp ở bất kỳ cấp bậc nào như Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hay Sơ cấp nghề, điều quyết định thành tựu của mỗi người trong thị trường lao động, vì đó còn là năng lực nghề nghiệp, được thể hiện qua khả năng hoàn thành công việc, bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ làm việc…

Chọn nghề cần dựa trên thực trạng nghề nghiệp hiện tại và các dữ liệu thống kê, dự đoán về xu hướng phát triển của ngành nghề trong tương lai. Người chọn nghề cũng phải xem xét liệu có phù hợp với năng lực và tính cách của bản thân hay không.

Khi mỗi bậc học có một chức năng riêng và có một thị phần nhất định trong thị trường lao động, nên việc sinh viên sau khi tốt nghiệp được làm đúng nghề, đúng lĩnh vực… sẽ không còn là bài toán quá nan giải. Vấn đề còn lại là người học phải biết tự cân nhắc năng lực học tập, năng lực tài chính của bản thân, gia đình để chọn ngành học, bậc học cho phù hợp. Vì vậy, việc học tập và công việc làm luôn thể hiện bằng tất cả trách nhiệm và đam mê, thì hành trình vươn lên trong cuộc sống của các em sẽ gắn liền với sự thành công sau này.

Cùng chủ đề
Nestlé Việt Nam giới thiệu NESTGEN 2025 tạo cơ hội phát triển cho thế hệ trẻ
Ngày 18-3, Nestlé Việt Nam chính thức ra mắt NESTGEN 2025, chương trình đào tạo trực tuyến kéo dài ba ngày (từ 18 đến 20 tháng 3 năm 2025), với mục ti...
Khái quát về kỹ năng nghề nghiệp trong thời đại số
Năm học 2024 - 2025, khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp, nhiều học sinh tập trung tìm hiểu, trao đổi về đặc điểm nhu cầu nhân lực đối với các ngà...
Nhu cầu nhân lực phát triển theo tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động
Trong quá trình tham gia các hoạt động hướng nghiệp năm học 2024 - 2025, nhiều nội dung được các bậc phụ huynh quan tâm, tìm hiểu là các ngành nghề đa...
Một số giải pháp về tăng cường ổn định lao động trong các doanh nghiệp năm 2025
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, năm 2024, tình hình lao động, việc làm đạt nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thà...
Khái quát về định hướng nhân lực ngành kinh tế - dịch vụ thể dục thể thao
Trong quá trình tham gia hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trong năm học 2024 - 2025, nhiều câu hỏi về xu hướng nhân lực ngành kinh tế - dịch v...
Nestlé Việt Nam giới thiệu NESTGEN 2025 tạo cơ hội phát triển cho thế hệ trẻ
Ngày 18-3, Nestlé Việt Nam chính thức ra mắt NESTGEN 2025, chương trình đào tạo trực tuyến kéo dài ba ngày (từ 18 đến 20 tháng 3 năm 2025), với mục ti...
Khái quát về kỹ năng nghề nghiệp trong thời đại số
Năm học 2024 - 2025, khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp, nhiều học sinh tập trung tìm hiểu, trao đổi về đặc điểm nhu cầu nhân lực đối với các ngà...
Nhu cầu nhân lực phát triển theo tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động
Trong quá trình tham gia các hoạt động hướng nghiệp năm học 2024 - 2025, nhiều nội dung được các bậc phụ huynh quan tâm, tìm hiểu là các ngành nghề đa...
Một số giải pháp về tăng cường ổn định lao động trong các doanh nghiệp năm 2025
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, năm 2024, tình hình lao động, việc làm đạt nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thà...
Khái quát về định hướng nhân lực ngành kinh tế - dịch vụ thể dục thể thao
Trong quá trình tham gia hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trong năm học 2024 - 2025, nhiều câu hỏi về xu hướng nhân lực ngành kinh tế - dịch v...
Để lại bình luận