Những dự báo về xu hướng cho nhóm ngành nghề mới trong thời đại kỷ nguyên số
Trần Anh Tuấn
10/03/2022
Bài viết: 72
Bình luận: 0

Trong thời đại kỷ nguyên số, cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự thay đổi lớn, mang tính toàn diện, từ cấu trúc thị trường đến cách thức sản xuất, tiêu dùng và quản lý nhà nước.

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đào tạo Kinh tế Quốc tế chia sẻ tại buổi hội thảo về xu hướng mới trong thương mại toàn cầu và thực tiễn tại Việt Nam

Tính đến giai đoạn (2021- 2035) các nhóm ngành nghề mới sẽ xuất hiện, chú trọng đến tính chuyên sâu, khả năng ứng dụng thực tiễn và tính học thuật cao.

Từ đó, mở ra nhiều cơ hội để nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện cạnh tranh các ngành truyền thống cũng như việc tiếp cận thị trường thế giới trên nền tảng số/internet để tăng trưởng nhanh và bền vững.

Đặc biệt, điều này đã mang lại cơ hội cho nền kinh tế số nhiều loại hình trong sản xuất và các dịch vụ thông minh, số hóa, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, logistic, robotics…

Tuy nhiên, các nghiên cứu và phân tích hiện nay lại cho rằng, điều kiện mới trong nhóm ngành nghề ở Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là trong các lĩnh vực: Công nghệ gốc, công nghệ nguồn, nhân lực chất lượng cao, chính sách và hạ tầng kỹ thuật số, quyền lực mềm, biên giới mềm, an ninh không gian mạng…

Song song đó, quá trình phát triển thị trường lao động trong giai đoạn tới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu sẽ làm thay đổi một số cơ cấu ngành nghề trong xã hội, kéo theo một số nhóm ngành nghề mới sẽ xuất hiện.

Tuy nhiên, các nhóm ngành này vẫn dựa trên cơ sở của những nhóm ngành cũ và có sự kết hợp, lồng ghép các nhóm ngành với nhau, dẫn đến sự hình thành của những nhóm ngành nghề mới theo xu hướng hội tụ ngành, phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đào tạo Kinh tế Quốc tế, người có nhiều năm kinh nghiệm về dự báo nhân lực đã đưa ra những xu hướng phát triển chung dưới đây:

1. Nhóm ngành Công nghệ thông tin: Ngành Công nghệ thông tin trong giai đoạn hội nhập ASEAN sẽ có cơ hội phát triển và hình thành một số nhóm nghề mới như: Bảo mật mạng, lập trình ứng dụng di động, lập trình game, lập trình thiết kế game 3D, lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D. Nhưng vẫn dựa trên nền tảng của ngành đào tạo là công nghệ thông tin và được phát triển theo hướng chuyên sâu hơn.

2. Nhóm ngành Công nghệ và Kỹ thuật: Sự kết hợp giữa nhóm ngành Công nghệ và Kỹ thuật dẫn đến sự xuất hiện một số nhóm ngành như: Kỹ thuật thương mại, quản trị viên của các ngành kỹ thuật. Ngoài ra, CMCN 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học, kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống thị giác công nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp. Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử - sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan đến tương tác giữa con người với máy móc.

3. Nhóm ngành Quản trị kinh doanh – Tài chính – Ngân hàng: Xu hướng kết hợp giữa các chuyên ngành hình thành ra những nhóm ngành nghề mới như: Quản trị rủi ro, Quản lý chất lượng chuyên ngành công nghiệp – công nghệ kỹ thuật và y tế, Quản lý hệ thống thông tin, Kế hoạch và Dự báo kinh tế – nhân lực – xã hội – kinh doanh, Tư vấn tài chính cá nhân, Quản lý dự án khoa học môi trường – Hàng không, Logistic, Quản lý văn phòng cao cấp, nhân viên tư vấn bán hàng trực tuyến …

4. Nhóm ngành Khoa học xã hội - Sự phạm: Sự kết hợp giữa ngành tâm lý học, khoa học xã hội với các nhóm ngành khác như pháp luật, giáo dục (Tư vấn học đường, tâm lý xã hội, tâm lý điều trị bệnh lý…), gắn kết sự phạm và công nghệ (gia sư online, tư vấn điều trị online...).

5. Nhóm ngành Y- Sinh - Khoa học môi trường: Xu hướng ứng dụng các kỹ thuật cao vào y tế hình thành các nhóm ngành mới như Quản trị cơ sở dữ liệu ngành y tế, kỹ sư nghiên cứu tế bào gốc, công nghệ y sinh, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề về gen… nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải carbon, chuyên viên dinh dưỡng calo và đánh giá khả năng tự chăm sóc của người cao tuổi dựa trên một hệ thống AI.

Tuy nhiên, không chỉ các ngành nghề trên, xu hướng chuyển đổi số từ CMCN 4.0 cũng tạo ra việc làm mới cho người lao động ở những ngành nghề khác và cho năng suất cao hơn. Cùng với điều kiện xã hội và dịch bệnh hiện nay thì việc chuyển đổi số càng trở thành bắt buộc đối với tất cả mọi ngành nghề, buộc phải thích ứng với cuộc sống và thị trường lao động hơn.

Vì vậy, các nhóm ngành mới xuất hiện trong giai đoạn (2021-2025) đến 2035 đều chú trọng đến tính chuyên sâu, đó là sự kết hợp giữa 02 hay nhiều nhóm ngành cũ với nhau trên cơ sở cải tiến, nâng cao chất lượng trong đào tạo, kết hợp rèn luyện tay nghề.

Bên cạnh đó, các nhóm ngành này còn chú trọng đến khả năng ứng dụng vào thực tiễn hơn là mang tính học thuật. Vì nguồn nhân lực trong các nhóm ngành này đòi hỏi có trình độ cao về chuyên môn kỹ thuật, được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức nền vững và được rèn luyện kỹ năng tốt, có trình độ ngoại ngữ… Điều này không chỉ đặt ra những thách thức cho việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước mà còn đáp ứng lao động và điều kiện chuẩn bị cho nhân lực toàn cầu.

Trần Anh Tuấn
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đào tạo Kinh tế Quốc tế

Cùng chủ đề
Gần 20 trường từ TP. Christchurch (New Zealand) mang đến cơ hội trải nghiệm lớp học thực tế cho học sinh Việt Nam
Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24 – 27/5, các đơn vị giáo dục từ thành phố Christchurch, New Zealand, đặc biệt tổ chức chuỗi lớp học trải nghiệm d...
Bosch Việt Nam và Đại học RMIT hợp tác đào tạo và phát triển nhân lực ngành khoa học kỹ thuật
Bosch Việt Nam vừa ký kết chương trình hợp tác cùng Đại học RMIT Việt Nam (Royal Melbourne Institute of Technology Vietnam), nhằm đào tạo và đáp ứng n...
Nhân lực từ giáo dục và đào tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hướng đến 5.0
Giáo dục và đào tạo thời kỳ công nghiệp 5.0 là một bước phát triển mới của giáo dục và đào tạo công nghiệp 4.0, hướng đến việc tạo ra môi trường học t...
Mở rộng mạng lưới bán lẻ, UNIQLO công bố khai trương 3 cửa hàng mới tại TP. Thủ Đức
UNIQLO, thương hiệu bán lẻ thời trang toàn cầu đến từ Nhật Bản, hôm nay vừa công bố kế hoạch mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh với...
Hội Đồng Anh giới thiệu tính năng mới giúp thí sinh Việt Nam cải thiện điểm số IELTS nhanh chóng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức cấp phép cho Hội đồng Anh tổ chức hình thức Thi lại một kỹ năng – IELTS One Skill Retake tại Việt Nam. Sáng kiến...
Gần 20 trường từ TP. Christchurch (New Zealand) mang đến cơ hội trải nghiệm lớp học thực tế cho học sinh Việt Nam
Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24 – 27/5, các đơn vị giáo dục từ thành phố Christchurch, New Zealand, đặc biệt tổ chức chuỗi lớp học trải nghiệm d...
Bosch Việt Nam và Đại học RMIT hợp tác đào tạo và phát triển nhân lực ngành khoa học kỹ thuật
Bosch Việt Nam vừa ký kết chương trình hợp tác cùng Đại học RMIT Việt Nam (Royal Melbourne Institute of Technology Vietnam), nhằm đào tạo và đáp ứng n...
Nhân lực từ giáo dục và đào tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hướng đến 5.0
Giáo dục và đào tạo thời kỳ công nghiệp 5.0 là một bước phát triển mới của giáo dục và đào tạo công nghiệp 4.0, hướng đến việc tạo ra môi trường học t...
Mở rộng mạng lưới bán lẻ, UNIQLO công bố khai trương 3 cửa hàng mới tại TP. Thủ Đức
UNIQLO, thương hiệu bán lẻ thời trang toàn cầu đến từ Nhật Bản, hôm nay vừa công bố kế hoạch mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh với...
Hội Đồng Anh giới thiệu tính năng mới giúp thí sinh Việt Nam cải thiện điểm số IELTS nhanh chóng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức cấp phép cho Hội đồng Anh tổ chức hình thức Thi lại một kỹ năng – IELTS One Skill Retake tại Việt Nam. Sáng kiến...
Để lại bình luận